Startup R-Zero sản xuất ra thiết bị khử khuẩn sử dụng ánh sáng tia UV giá rẻ cho trường học và công ty.
Grant Morgan cảm thấy bối rối. Đó là tháng 3.2020, đại dịch COVID-19 lan khắp nước Mỹ. Một trong những cách đơn giản nhất để tiêu diệt virus là sử dụng ánh sáng tia cực tím (UV). Nhưng cách này lại không được sử dụng tại các trường học cũng như viện dưỡng lão vì các thiết bị khử khuẩn sử dụng trong các bệnh viện trị giá hơn 100.000 USD.
Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của R-Zero không thể hiểu tại sao: “Thiết bị đó chỉ gồm một bóng đèn, những bánh xe chuyển động và bộ đếm thời gian nhưng có giá lên đến 100.000 USD,” Morgan, người từng làm việc tại Abbott và startup sửa chữa điện thoại di động iCracked, cho biết. “Đó là lí do tại sao chi phí chăm sóc sức khỏe của chúng ta đắt đỏ.”
Đến tháng 4, anh cùng với những đồng sáng lập- nhà đầu tư mạo hiểm Ben Boyer và Eli Harris, từng làm việc tại công ty sản xuất máy bay không người lái DJI và đồng sáng lập startup pin EcoFlow – nỗ lực phát triển đèn cực tím khử khuẩn giá thấp hơn.
Trong vòng vài tháng, R-Zero đã kiếm được nhiều khách hàng đầu tiên, cho họ thuê một thiết bị di động với giá 17 USD/tháng để có thể khử khuẩn phòng trong vòng vài phút.
Hiện nay, startup có trụ sở tại thành phố Salt Lake bán phần cứng khử khuẩn sử dụng tia UV, phần mềm và cảm biến đánh giá mức độ đông đúc trong một căn phòng cũng như bảng điều khiển phân tích cách sử dụng các thiết bị.
Năm ngoái, doanh thu đạt 13 triệu USD và dự kiến sẽ gấp 3 lần trong năm nay. Với đầu tư vốn cổ phần 170 triệu USD từ các nhà đầu tư ở DBL Partners tại Silicon Valley và Mayo Clinic, R-Zero giờ đạt thị giá 505 triệu USD. Mức tăng trưởng nhanh chóng đã giúp doanh nghiệp vào danh sách 25 doanh nghiệp khởi nghiệp tỉ đô tiếp theo của Forbes năm nay.
Năm ngoái, doanh thu đạt 13 triệu USD; dự kiến sẽ tăng gấp ba trong năm nay. Với khoản vốn cổ phần 170 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm DBL Partners ở thung lũng Silicon và Mayo Clinic, hiện mức định giá của R-Zero đạt 505 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh giúp công ty lọt vào danh sách Startup tỉ đô kế tiếp của Forbes trong năm nay, một trong 25 công ty tiềm năng có thể đạt mức định giá 1 tỉ USD.
Khi đại dịch suy giảm, Morgan giờ đây nhìn thấy một cơ hội lớn hơn nhiều thời điểm của dịch bệnh. Công nghệ khử khuẩn sử dụng ánh sáng tia UV làm bất hoạt virus corona cũng có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền các bệnh khác, bao gồm cả cúm và bệnh tiêu chảy, nôn mửa cũng như đau bụng do norovirus gây ra — thậm chí cả bệnh đậu mùa khỉ.
Các thiết bị khử khuẩn sử dụng tia UV có bước sóng ngắn UVC, hoạt động mà không tạo ra hóa chất độc hại hoặc sử dụng năng lượng lớn. Vì những thiết bị này khử khuẩn môi trường trong nhà chứ không phải cơ thể người nên chúng không được xem như thiết bị y tế – có nghĩa công ty không mất thời gian lẫn tiền bạc để xin cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cấp phép.
“Tôi nghĩ chúng ta có thể thoát khỏi đại dịch COVID-19 để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, an toàn hơn, lành mạnh hơn,” Morgan cho biết. “Tôi nghĩ ánh sáng tia cực tím sẽ được sử dụng thông dụng vào mọi không gian vật lý. Ánh sáng này sẽ phổ biến như ánh sáng thường chiếu mỗi ngày.”
Morgan, 33 tuổi, trưởng thành ở Folsom, California, thành phố nổi tiếng nhờ vào bài hát “Folsom Prison Blues” của Johnny Cash. Cha của anh là kế toán; mẹ điều hành doanh nghiệp nhỏ bán các biểu mẫu in ấn và sau đó trở thành quản lý trường học. Thời trung học, Morgan chơi trống trong một ban nhạc jazz, nhưng lại chọn học kỹ sư cơ khí tại đại học Bách khoa California.
Sau một thời gian làm việc tại Abbott và nhà sản xuất thiết bị y tế nhỏ, anh chuyển sang làm việc cho iCracked vào năm 2015 khi bạn của anh AJ Forsythe, người thành lập công ty trong ký túc xá của đại học Bách khoa California, gọi điện. “Bạn nhìn vào những người thành lập công ty và nghĩ có một công thức. Bí mật không tốt đẹp là không ai biết họ đang làm gì,” anh nói. “Điều đó thật sự mang lại sức mạnh cho tôi trong thời gian khởi đầu sự nghiệp.”
Ngoài ra, lời mời gọi đó phù hợp với sở thích của anh làm việc cho startup hơn là công ty lớn. Khi Allstate mua lại iCracked hồi tháng 2.2019, anh ở lại chỉ sáu tháng trước khi chuyển sang thành lập một startup khác. “Tôi không ngừng,” Morgan cho biết. “Điều này vừa tốt vừa xấu. Có thể tôi đang mất cân đối. Tình hình này khiến tôi khó chịu.”
Nhà đầu tư mạo hiểm, Boyer, 46 tuổi, đồng sáng lập của Tenaya Capital, là người đầu tiên đưa ra ý tưởng sử dụng ánh sáng tia UV để chống lại COVID-19. Boyer giữ vai trò kết nối và đưa ra chiến lược hoạt động, còn Morgan lãnh đạo. Nhà đồng sáng lập thứ ba, Harris, có kinh nghiệm phát triển phần cứng cũng như biết cách bán hàng.
Harris, 29 tuổi và là thành viên Forbes Under 30, trưởng thành trong môi trường hơi khác so với những bạn đồng trang lứa tại một ngôi nhà chung ở Santa Barbara. Cha mẹ anh sống nhiều năm ở nước ngoài – mẹ sống tại tu viện ở Ấn Độ, cha anh ở Kenya – và anh học tiếng Trung Quốc ở trường đại học tại Amherst.
Trong 10 năm qua, anh sống ở Trung Quốc, làm việc tại công ty sản xuất máy bay không người lái DJI ở Thâm Quyến và sau đó đồng sáng lập công ty khởi nghiệp pin EcoFlow vào năm 2016. Anh và Morgan liên kết phát triển mối quan hệ hợp tác tiềm năng cho kỹ thuật viên của iCracked để sửa chữa máy bay không người lái DJI nhưng không bao giờ thành công.
Để đạt độ tín nhiệm cao về mặt khoa học, họ hợp tác với Richard Wade, một chuyên gia độc chất (và là cha của một nhân viên trong iCracked), từng là nhà khoa học chính của công ty.
Ở tuổi 76, Wade có bằng tiến sĩ về khoa học sức khỏe môi trường tại đại học Michigan, không chỉ từng làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng suốt nhiều thập niên qua mà còn đảm nhận nhiều vị trí khác, từng là phó chủ tịch phụ trách sức khỏe môi trường của hãng du thuyền Princess cũng như Norwegian.
Đáng chú ý, ông là người tạo ra quy trình khử trùng cho tàu Diamond Princess sau khi dịch COVID-19 bùng phát trên tàu. “Tôi thiên về UV vì tia này khử khuẩn hiệu quả,” Wade cho biết.
Sau khi xem xét nhanh nhu cầu khử khuẩn, họ nhanh chóng biến ý tưởng thành hiện thực- và bán- các thiết bị khử khuẩn sử dụng tia cực tím với mức giá phù hợp cho nhà hàng, khách sạn lẫn trường học. “Tôi gọi lại cho Ben nói,” Bạn sẽ nghĩ rằng tôi điên, nhưng chúng ta sẽ tạo ra những cái đèn.’ Anh ấy cũng nghĩ như vậy,”Bạn thật điên, nhưng tôi tham gia,” Morgan cho biết.
Thật không dễ dàng. Chuỗi cung ứng đứt gãy gây khó khăn để có được bóng đèn tia cực tím. Morgan biết được các nhà sản xuất thường sản xuất thêm một ít cho mỗi đơn đặt hàng lớn, đến gặp LightSources, một trong những nhà sản xuất bóng đèn cực tím lớn nhất, để hỏi mua những bóng đèn công ty sản xuất dư. “Chúng tôi nhận được những bóng đèn sản xuất dư, nhưng chỉ năm bóng đèn,” anh cho biết. Sau đó, họ tìm thêm trên Internet, cuối cùng kiếm đủ bóng đèn để đưa ra thiết kế.
Đến tháng 7, họ chế tạo ra mẫu thử nghiệm gọi là Hope (nghĩa là “hy vọng thiết bị này hoạt động hiệu quả”) cao 1m9, dính lại với nhau bằng băng keo dày và dây. Họ đưa đèn đến khách hàng thử nghiệm đầu tiên- nhà hàng Pháp ba sao Michelin Atelier Crenn ở San Francisco. Sau đó, họ chất chiếc đèn lên chiếc xe tải nhỏ, chạy khắp California – đến một trang trại sang trọng, trường học, và bất kỳ ai có thể là khách hàng – để giới thiệu.
Nhờ vào giá thấp và nhiều chủ doanh nghiệp hoang mang làm thế nào quay trở lại hoạt động để bảo đảm an toàn, nhiều khách hàng bắt đầu liên hệ họ mua đèn.
“Ngành công nghiệp khử khuẩn bằng hóa chất truyền thống rất kém hiệu quả,” Ira Ehrenpreis, đối tác quản lý tại DBL Partners, một nhà đầu tư ban đầu của Tesla, người dẫn đầu vòng gọi vốn 15 triệu USD của R-Zero hồi tháng 8.2020, cho biết: “Kém hiệu quả, không bền vững, nguy hiểm, thâm dụng lao động.”
Với khoản đầu tư mới, R-Zero sử dụng để đặt đơn hàng lớn bóng đèn tia cực tím và tập trung vào việc cải tiến thiết kế. Họ muốn một sản phẩm không chỉ khử trùng an toàn mà còn không bị lỗi mốt trong nhà hàng hoặc trường học. Họ thuê Bould Design, một cửa hàng có trụ sở tại San Mateo, California, thiết kế bộ điều nhiệt của Nest và chương trình phát trực tuyến Roku, để tạo ra hình dáng hợp lý. “Nhìn phải an toàn,” William Dougherty, giám đốc an toàn thông tin của công ty chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số Omada Health, cho biết.
Hiện tại, ngoài Omada Health, công ty còn có những khách hàng khác bao gồm các khu trường học lớn ở Quận Clark, Nevada, Fort Bend, Texas và Nam San Francisco; các đội thể thao như San Francisco 49ers và Detroit Red Wings; các cơ sở chăm sóc người lớn tuổi bao gồm Trilogy Health Services, hoạt động tại 132 địa điểm khắp Trung Tây; và các công ty như startup xe điện Rivian và công ty sản xuất sản phẩm gia dụng Simple Green.
R-Zero chuyển từ mô hình cho thuê thiết bị với giá cực thấp sang mô hình bền vững hơn bán những thiết bị này và tính phí từ 50 USD đến 250 USD một tháng để cung cấp gói dịch vụ bao gồm phần mềm lẫn bóng đèn thay thế.
Công ty hiện cung cấp ba thiết bị. Thiết bị Arc di động, đầu tiên của công ty có giá đắt nhất ở mức 28.000 USD nhưng chỉ có thể sử dụng để khử trùng một căn phòng trống do tác hại từ ánh sáng UVC (254 nanomet) đến con người. Hai thiết bị mới hơn của R-Zero có giá rẻ hơn nhưng được thiết kế để hoạt động liên tục cũng như tự động. Cả hai đều được ra mắt vào tháng 11.2021.
Beam (giá 5.000 USD) là một thiết bị đèn LED sử dụng ánh sáng tia cực tím 265 nanomet để khử khuẩn không gian phía trên trong phòng. Trong khi đó, Vive (giá 3.000 USD) sử dụng bước sóng ngắn UVC 222 nanomet để vô hiệu hóa các vi sinh vật có hại trong không khí và trên bề mặt, ngay cả khi có người ở trong phòng. Trong khi Beam hoạt động ở những không gian mở lớn, như lớp học cũng như hành lang văn phòng, Vive có thể được lắp đặt ở những không gian nhỏ hơn, chẳng hạn như phòng hội nghị và phòng tắm.
“Những gì chúng tôi nhận ra thiết bị của công ty hoàn toàn thích hợp để giúp phòng chống nhiễm bệnh,” Boyer says. “Arc cạnh tranh với những hình thức khử khuẩn bằng chất hóa học. Beam và Vive là phiên bản nâng cấp của hệ thống điều hòa không khí. ”
Tháng 7.2021, R-Zero mua lại CoWorkR sử dụng các cảm biến để định lượng bao nhiêu người trong phòng. Vì vậy, thông tin đó giúp xác định nguy cơ lây nhiễm trong phòng— một căn phòng đông đúc kém an toàn hơn — và tự động bật hoặc tắt các thiết bị khử khuẩn. Dữ liệu này cũng giúp R-Zero đưa ra lời khuyên cho khách hàng về việc liệu phòng họp có quá sức chứa hay không và giãn các cuộc họp ra để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Trước đại dịch, mọi người đều thừa nhận những bệnh như cúm và cảm lạnh thông thường dĩ nhiên lây lan trong văn phòng và trường học, Morgan nói. Tuy nhiên, công nghệ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 cũng có thể giảm lây nhiễm những bệnh trên, tốt cho cả sức khỏe và năng suất.
“Tầm nhìn dài hạn là giảm số ngày bị bệnh,” Morgan cho biết. “Chúng tôi là những nhà tư bản, nhưng tôi muốn trên bia mộ của mình ghi lại dòng chữ,” Grant đã giúp thanh toán bệnh cúm.”
Biên dịch: Gia Nhi
2 năm trước
Thượng Hải bị phong tỏa đến ngày 5.4 vì COVID-193 năm trước
WB dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 4,8% năm 2021