Giải trí

Olympic Bắc Kinh 2022: Sàn diễn thời trang theo phong cách thể thao

Share
this:

Olympic Bắc Kinh 2022 không chỉ có những cuộc tranh tài hấp dẫn, mà còn là sàn diễn cho những bộ trang phục đẹp mắt từ các đội tuyển tham dự.

Chu kỳ diễn ra xen kẽ 2 năm/lần truyền thống giữa thế vận hội mùa hè và mùa đông đã bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19. Đó là nguyên do vì sao chỉ 6 tháng sau khi rời Tokyo, ngọn đuốc Olympic đã được thắp trở lại tại Bắc Kinh. Một số người đặt ra câu hỏi về tính hợp lý khi tổ chức sự kiện này, trong bối cảnh khủng khoảng do COVID-19, căng thẳng địa chính trị leo thang và nỗi lo về tình trạng biến đổi khí hậu. Số khác lại chỉ ra trường hợp tương tự như lý do chính đáng vì sao cả thế giới cần tinh thần đoàn kết của Olympic hơn bao giờ hết.

Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 đã trở thành sự kiện mang tính lịch sử. Mặc dù tuyết đã là chủ đề gây tranh cãi trong lịch sử Olympic kể từ khi máy phun tuyết lần đầu được sử dụng tại Lake Placid năm 1980, đây là kỳ đại hội đầu tiên phụ thuộc phần lớn vào tuyết nhân tạo. Nhiệt độ vào mùa đông tại Bắc Kinh chủ yếu từ -10-10℃, trên mức để đóng băng. Đây là một trong vô vàn lý do những nhà thiết kế cần phải sáng tạo và sản xuất trang phục phù hợp cho việc tập luyện, thi đấu, thư giãn và du lịch, cũng như tham gia buổi lễ khai mạc và bế mạc cho các vận động viên.

Hai vận động viên trượt băng Canada, Paul Poirier và Piper Gilles trong bộ trang phục do Lululemon thiết kế. Ảnh: Lululemon 

Buổi lễ khai mạc Olympic đã trở thành sàn diễn thời trang lớn nhất thế giới và là nơi “thông lệ” để thể hiện ngoại giao thời trang.

Vào tháng 4.2022, bảo tàng Legion of Honor tại San Francisco sẽ mở cửa triển lãm Guo Pei: Couture Fantasy rất được mong chờ, tập trung vào những bộ sưu tập quan trọng được trình làng tại Olympic Bắc Kinh và sắp tới là Paris. Đây là triển lãm hồi tưởng về nhà thiết kế huyền thoại của Trung Quốc đầu tiên tại nước Mỹ. Sau đây là bảy bộ trang phục thành công hoặc thất bại từ các đội tuyển tham dự Olympic mùa đông tại Bắc Kinh.

Bộ váy theo họa tiết gốm sứ của nhà thiết kế Guo Pei. Ảnh: Courtesy The Fine Arts Museums Of San Francisco.

Đội tuyển Mỹ

Ralph Lauren tiếp tục việc hợp tác mang tính biểu tượng với đội tuyển Olympic Mỹ. Đây là màn bắt tay vô cùng đặc biệt, khi ông đã ra mắt trong vai trò nhà thiết kế trang phục Olympic cách đây 14 năm trước tại đại hội mùa hè Bắc Kinh 2008. Trong số những bộ trang phục mới theo phong cách unisex (phi giới tính) thú vị hơn nữa là áo khoác ngoài hợp với xu hướng và áo phông kèm họa tiết sọc ca-rô. Những bộ trang phục này ngay lập tức bán cháy hàng và trở thành bộ sưu tập có giá bán lẻ 2.000 USD.

Để thể hiện cam kết hơn nữa với tiêu chí bền vững, nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu sợi polyester tái chế từ chai nhựa và loại len được chứng nhận “Tiêu chuẩn len có trách nhiệm” (RWS). Tên tuổi làng thời trang Kim Kardashian quay trở lại vai trò cung cấp đồ lót và đồ ngủ từ thương hiệu đồ nội y SKMS. Họa sĩ graffiti huyền thoại, Eric Haze đưa hơi thở đường phố vào những bộ trang phục của đội tuyển trượt tuyết. Đội tuyển Mỹ là ứng viên cho tấm huy chương vàng thời trang Olympic mùa đông này.

Hai vận động viên Aja Evans (xe trượt lòng máng) and Rico Roman (khúc khôn cầu người khuyết tật) của đội tuyển Olympic Mỹ. Ảnh: Courtesy Of Ralph Lauren

Đội tuyển Canada

Sau thất bại lịch sử tại kỳ Olympic Tokyo với tiêu đề như “Canada đã Thất bại tại Olympic do chiếc áo khác này”, nên dễ hiểu khi Ủy ban Olympic Canada lần này quyết định chọn hướng đi an toàn hơn. Doanh nghiệp khổng lồ về trang phục vận động viên Lululemon đã tạo ra những bộ trang phục đơn sắc màu đỏ và trắng đặc trưng của xứ sở lá phong. Một thiết kế trang phục thể thao thành công cần phải có tính thời trang, khoa học và toàn bộ vận động.

Những bộ trang phục được tạo ra từ vải sợi tổng hợp kháng khuẩn, chống thấm nước thế hệ mới và chức năng linh hoạt với khóa kéo đa năng cho phép điều chỉnh độ dài và thậm chí có thể biến đổi thành balô. Đáng chú ý, đội tuyển Canada lần này có nhóm nữ vận động viên lớn nhất lịch sử và đang đi đúng hướng.

Đoàn Olympic mùa đông Canada trong buổi ra mắt trang phục chính thức từ Lululemon. Ảnh: Courtesy Of Lululemon

Đội tuyển Nga

Do vẫn đang chịu án phạt phòng chống doping, nên các vận động viên Nga không thể tham dự theo quốc kỳ hoặc sử dụng biểu tượng liên bang, bao gồm cả tên quốc gia. Tuy vậy, nhà sản xuất trang phục Olympic chính thức của Nga từ năm 2017, Zasport đã ra mắt bộ sưu tập in hình họa tiết 3 màu đỏ, xanh, trắng truyền thống và tận dụng chi tiết địa lý.

Nhà thiết kế Anastasia Zadorina giữ nguyên phong cách “rất gọn gàng và phù hợp với xu hướng thời trang toàn cầu.” Cô cũng bổ sung thêm màu xanh qing, tượng trưng cho sức khỏe và sự hài hòa trong văn hóa thời nhà Thanh. Về mặt lịch sử, Nga là một trong những đội tuyển lớn nhất Olympic mùa đông cũng như đối thủ cạnh tranh sừng sỏ với 450 bộ trang phục.

Một trong những trang phục của đội tuyển Nga tại Olympic Bắc Kinh 2022. Ảnh: Courtesy Of Zasport

Đội tuyển Thụy Điển

Giám đốc thiết kế của Uniqlo, Masahiko Furuta cho biết trang phục Olympic của đội tuyển Thụy Điển dựa trên triết lý “sự đơn giản tiên tiến”. Phong cách tối giản này cho phép những thương hiệu lừng danh của Thụy Điển như IKEA, H&M và Volvo đưa xu hướng Lifestyle ra toàn cầu.

Toàn bộ trang phục đều tập trung vào kiểm soát nhiệt độ cơ thể và mồ hôi bằng cách sử dụng chất liệu lưới kép màu russet (nâu sẫm và đỏ), với sợi đen ba chiều và những cải tiến khác. 21 vận động viên, gồm 13 ngôi sao môn đánh bi đá trên băng cũng trở thành đại sứ thương hiệu để quảng cáo cho UNIQLO+, dòng sản phẩm theo phong cách LifeWear cho hoạt động thường ngày, lấy cảm hứng từ trang phục thi đấu Olympic.

Cả hai đội tuyển Olympic và Paralympic mùa đông của Thụy Sĩ sử dụng trang phục từ hãng thời trang Nhật Bản, Uniqlo. Ảnh: Courtesy Of Uniqlo

Đội tuyển Đức

Tuy là đơn vị cung cấp trang phục cho đội tuyển Olympic Đức, bộ sưu tập mới nhất của Adidas không để lại ấn tượng đáng nhớ nào. Hãng đã tái sử dụng lối thiết kế với ba màu chủ đạo của quốc kỳ và thông điệp về sự “nổi loạn lạc quan” hướng đến tinh thần thể thao. Tuy vậy, đây gần như chỉ là khối màu không cân xứng, phong cách được Adidas áp dụng tương tự lên những bộ trang phục của đội tuyển Vương Quốc Anh.

Còn hình ảnh minh họa của một chú hổ màu đen để liên hệ tới tết Nguyên Đán (năm Nhâm Dần) dường như làm liên tưởng đến loài hổ đen quý hiếm chủ yếu xuất hiện tại Ấn Độ. Đôi khi, nỗ lực thể hiện ngoại giao văn hóa quá mức không đem lại hiệu quả, và rất khó để Đức nhận về thêm điểm cộng về mặt thời trang. Tuy vậy, đây là quốc gia từng giành kỷ lục 14 huy chương vàng tại đại hội Pyeongchang 2018.

Đội tuyển Olympic Đức với phong cách “nổi loạn lạc quan” từ Adidas. Ảnh: Courtesy Of Adidas

Đội tuyển Trung Quốc

Nhà thiết kế từng giành Oscar hạng mục Thiết kế Trang phục, Tim Yip quay trở lại để đảm nhiệm bộ trang phục “Những chú Rồng Chiến thắng” cho đội tuyển chủ nhà Trung Quốc. Còn ANTA là đơn vị sản xuất cho 12 đội thể thao tại 15 bộ môn thi đấu. Bộ trang phục này có ba nét riêng biệt và được đặt tên: “Lucky Snow and Cloud, Great Landscape và Flying Snow” từ thời nhà Tần.

Ý tưởng thiết kế dựa trên từ Hán tự Zhong có thể được dịch là “trung dung” và thường đại diện cho lòng trung thành. Đường màu đỏ ở giữa với cổ dựng đại diện cho sự tiến lên. Một cách thể hiện thời trang bậc thầy cho thông điệp về xã hội và nền văn hóa đa dạng. Bộ đồ lót tự làm ấm cơ thể và loại đế chống trơn thế hệ mới trên đôi giầy hoàn thiện từ những cải tiến và sự tò mò.

Đội tuyển Trung Quốc trong bộ trang phục “Những chú rồng chiến thắng” do Tim Yip thiết kế. Ảnh: Courtesy Of Beijing 2022

Đội tuyển Kazakhstan

Đội tuyển Kazakhstan đang thu hút mọi sự chú ý. Đầu tiên là Almaty để mất quyền đăng cai Olympic mùa đông 2022 về phía Bắc Kinh, khi chỉ ít hơn 4 phiếu bầu. Thứ hai, Ủy ban Olympic Quốc tế đã đồng ý cho quốc gia này thay đổi tên theo chữ Kirin sang Latin, gây ảnh hưởng đến cách phát âm. Cuối cùng là ấn tượng khó phai dành cho những bộ trang phục từ lễ bế mạc tại thế vận hội mùa hè Tokyo. Đây là thành quả hợp tác giữa hãng sản xuất trang phục thể thao của Kazakhstan, ZIBROO và nhà thiết kế Dmitry Shsgkin, người sở hữu xưởng sản xuất đồng phục doanh nghiệp cho Gazprom và hãng đường sắt Nga. Do vậy, ông hiểu rõ về nhiệm vụ được giao.

Với danh xưng “thủ đô thời trang” của Almaty từ tuần lễ Thời trang Visa, nên không ngạc nhiên về cách thể hiện lên bộ trang phục. Bộ sưu tập với hai màu xanh-trắng đại điện cho băng tuyết, trong khi màu đen tượng trưng cho may mắn. Xét đến tình hình căng thẳng địa chính trị, đây là cách ngoại giao thời trang tốt nhất với tinh thần “Không bỏ cuộc” của Olympic.

Các vận động viên thuộc đoàn thể thao Kazakhstan trong bộ trang phục chính thức dự thế vận hội mùa đông 2022. Ảnh: Courtesy Of Zibroo

Biên dịch: Minh Tuấn