Ngày 21.7, ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định tăng lãi suất nhằm chống lạm phát đang gia tăng.
Từ quyết định này, ECB đã trở thành ngân hàng trung ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây nhất để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ngay cả khi những lo ngại suy thoái toàn cầu tiếp tục gia tăng. Đây là đợt tăng lãi suất lần đầu tiên của ngân hàng trung ương sau 11 năm.
Trong thông báo hôm 21.7, ECB cho biết sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản như một “bước quan trọng để đảm bảo đưa lạm phát quay trở lại mục tiêu trung hạn 2%.” Trước đó, ngân hàng chỉ dự tính tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản.
Các quan chức cũng cho biết lãi suất sẽ tiếp tục tăng để phù hợp với tình hình hiện tại. Trong ngày 21.7, họ đề xuất mức tăng cao hơn để có thể được nâng lên từ từ trong những đợt tăng kế tiếp.
Quyết định này được đưa ra sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát ở Anh đã tăng đến 9,4% trong tháng 6, đạt mức kỷ lục mới trong 40 năm qua và vượt qua mức lạm phát vốn cao 9,1% ở Hoa Kỳ.
Cuối tháng trước, chủ tịch Christine Lagarde của ECB cảnh báo “ ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu” – bao gồm cả xung đột đang diễn ra ở Ukraine – cho thấy “những cú sốc về nguồn cung đang ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế có thể còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian nữa” cũng như cảnh báo thêm những cú sốc không lường trước có thể kéo dài tình trạng lạm phát.
Lagarde tiếp tục nhắc lại cảnh báo đó trong thông báo hôm 21.7, nói với các phóng viên tại cuộc họp báo lạm phát vẫn có thể “còn tăng cao nữa trong khoảng thời gian tới”. Tuy nhiên theo bà, cũng không nên lo quá vì bà tin suy thoái kinh tế khó có thể xảy ra ở châu Âu trong năm tới.
Thông tin tăng lãi suất đã kéo giảm chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán London xuống 7.200 điểm. Chứng khoán toàn cầu cũng bị ảnh hưởng theo: chỉ số S&P 500 xóa sạch đà tăng đầu phiên và gần như đi ngang vào lúc 9:15 ngày 21.7 theo múi giờ miền Đông.
Giá lương thực và năng lượng cao – một phần do xung đột giữa Nga và Ukraine – làm tăng lạm phát trên khắp thế giới, khiến nhiều ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất, kéo theo lãi suất cho vay tăng, từ đó kiềm chế nhu cầu giúp kéo giảm giá. Tuy nhiên, các chuyên gia ngày càng lo ngại chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của ngân hàng trung ương nhằm hạn chế đà tăng giá đang diễn ra sẽ làm cho kinh tế tăng trưởng thấp trong năm nay cũng như tiềm ẩn nguy cơ suy thoái toàn cầu.
“Tăng lãi suất quá mức có thể đẩy kinh tế tiêu dùng rơi vào tình trạng suy thoái không chỉ trong thời gian ngắn mà còn kéo dài,” Nigel Green, CEO của công ty tư vấn tài chính trị giá 12 tỉ USD deVere Group, cảnh báo về nguy cơ do ngân hàng trung ương tăng lãi suất “tạo ra quá cao” trong những tháng tới.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Nga tăng lãi suất lên 20% sau khi đồng ruble trượt giá mạnh
Goldman Sachs cảnh báo lạm phát tăng mạnh hơn trong mùa hè 2022
1 năm trước
10 sự kiện kinh doanh nổi bật năm 20221 năm trước
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 – 5,5%