Cô Kim 28 tuổi, đang thực hiện chuyến đi kéo dài 5 tiếng đồng hồ đến Ulsan. Không phải tham quan hay thăm bạn bè, cô đi xem bất động sản. Cô cũng không tìm nhà để ở, mà nghiên cứu cách đầu tư.
Hai năm qua, cô chi hơn 7.000 USD cho các khóa học về đầu tư. Những gì cô học được là 1 thực tế nghiệt ngã: Thu nhập hiện tại của người lao động, tiết kiệm không bao giờ mua được nhà. Đầu tư là lựa chọn duy nhất.
Hiện nay hình thức thuê nhà đang nổi lên ở Hàn Quốc mang tên “jeonse”, nghĩa là người thuê sẽ đặt cọc 60% đến 80% giá trị căn nhà trong suốt thời gian. Khi hết hợp đồng, chủ nhà trả lại và không ai đưa ai thêm đồng nào. Trong thời gian này, chủ nhà sẽ gửi tiền ngân hàng để kiếm lãi.
Với nhiều nhà đầu tư bất động sản, hình thức trên mở ra nhiều cách làm ăn mới. Ví dụ một căn hộ trị giá 1,7 triệu USD, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 700.000 USD để có quyền sở hữu. Phần còn lại là tiền jeonse.
Nhờ cách tiếp cận đó, cô Kim đã sở hữu 2 căn hộ ở Ulsan trị giá 600 triệu won (4,4 triệu USD) mặc dù chỉ bỏ ra 1 triệu USD.
Cô thường cuối tuần đi bộ 20 km, để nghiên cứu các khu phố, môi trường, trung tâm thương mại, phương tiện giao thông công cộng và tất cả yếu tố ảnh hưởng đến mua bán nhà.
Cô nói với The Korea Herald: “Tôi kiếm được 4 triệu won (3.000 USD) mỗi tháng, trong khi giá 1 căn hộ ở Seoul là 2 tỷ won. Ngay cả khi không tiêu 1 đồng, cũng mất tới 40 năm mới mua được nhà.”
Cô Kim không phải người duy nhất. Ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc tìm tới các kênh đầu tư, do lo ngại về tương lai.
Anh Chae 45 tuổi ở thủ đô Seoul nói: “Thật khó tin. Tôi bắt đầu nghiên cứu bất động sản ở độ tuổi U50. Tôi đang tham gia 1 khóa học với những người ngoài 20.”
Theo thống kê, số lượng bài đăng trên Instagram có hashtag tiếng Hàn “đầu tư” hoặc liên quan đến bất động sản, liên tục tăng trong nhiều tháng qua.
“Từ 1960 đến 1990, Hàn Quốc tăng trưởng liên tục. Vì vậy người trẻ tập trung vào mục tiêu lớn như cộng đồng, xã hội và quốc gia. Khi mọi thứ tốt đẹp, họ không lo ngại về tương lai. Người trẻ ngày nay thực tế hơn. Họ biết tình hình đang khó khăn. Họ nghi ngờ lương hưu có đủ lo liệu khi về già? Họ không thể dựa vào chính phủ.”
Giáo sư Yoon In-jin chuyên về xã hội tại Đại học Korea University
Anh Choi Hyun-sik 30 tuổi ở thủ đô Seoul chia sẻ khi đang học 1 khóa về đầu tư: “Nhân viên hưởng lương nhưng có sự đảm bảo về tài chính, là mục tiêu mong muốn của tôi. Tôi muốn dùng lương làm cơ sở và kiếm được nhiều tiền hơn thông qua đầu tư thông minh, hướng tới mua được nhà và chuẩn bị cho nghỉ hưu.”
Tài khoản Apt.rashu trên Instagram chuyên cung cấp chiến lược đầu tư bất động sản, đã thu hút 70.000 người theo dõi. Con số tăng nhanh thời gian qua. Khoảng 80% trong độ tuổi 20 đến 30.
Theo tài khoản Apt.rashu, cơn sốt đầu tư hiện nay xuất phát từ nỗi sợ mà người trẻ Hàn Quốc gặp khi trải qua đại dịch Covid-19.
Năm 2021, giá bất động sản ở Hàn Quốc tăng vọt. Chính phủ giải ngân rất lớn để hỗ trợ người mất việc và doanh nghiệp không làm ăn được. Điều này khiến giá đồng tiền giảm và giá nhà lên cao. Nhiều người trẻ cảm thấy cấp bách, nếu không hành động ngay, sẽ bị bỏ lại. Không ít nhiều cá nhân, sở hữu căn hộ ở Seoul là biểu tượng của thành công và an toàn. Nó cũng là cột mốc trong cuộc đời.
Chính phủ chi quá nhiều hỗ trợ nạn nhân Covid-19, khiến các quỹ lương hưu cạn kiệt. Nhiều người trẻ lo cho tương lai và cảm thấy bất an. Ví dụ điều gì xảy ra nếu hết đời vẫn không mua được nhà?
Theo OECD, năm 2020, khoảng 40,4% người Hàn Quốc từ 66 tuổi trở lên sống trong cảnh khó khăn về tài chính, tức kiếm được ít hơn 1 nửa thu nhập trung bình cả nước. Con số này gấp 3 lần trung bình các quốc gia trong OECD, và hơn hẳn Nhật Bản (20,2%), Hoa Kỳ (22,8%) hoặc Estonia (34,6%).
Giáo sư Yoon In-jin chuyên về xã hội tại Đại học Korea University cho biết: “Nỗi sợ là có thật. Sự tuyệt vọng của người trẻ ở Hàn Quốc do thay đổi cấu trúc dân số và thế hệ. Từ 1960 đến 1990, Hàn Quốc tăng trưởng liên tục. Vì vậy người trẻ tập trung vào mục tiêu lớn như cộng đồng, xã hội và quốc gia. Khi mọi thứ tốt đẹp, họ không lo ngại về tương lai. Người trẻ ngày nay thực tế hơn. Họ biết tình hình đang khó khăn. Họ nghi ngờ lương hưu có đủ lo liệu khi về già? Họ không thể dựa vào chính phủ.”
Ông Yoon cũng lưu ý, thế hệ trước tin rằng, làm việc chăm chỉ và tiết kiệm rồi mọi thứ sẽ ổn. Niềm tin đó giờ không còn nữa. Người trẻ ngày nay phần lớn trưởng thành trong gia đình nhỏ có 1 con. Họ được bao bọc từ cha mẹ, nhưng xã hội xa cách hơn và ít tương tác hơn.
Ông lo ngại khi con người thu mình trong xã hội công nghiệp, sẽ tăng thù địch với các nhóm thiểu số như người nhập cư, người khuyết tật, và người có thu nhập thấp. Cần hết sức thận trọng.
(Biên dịch: NVP)
3 năm trước
Người xây chuỗi cung lạnh ABACooltrans2 năm trước
Genesis thử nghiệm sạc không dây cho ô tô điện2 ngày trước
Tốp 10 người giàu nhất Hàn Quốc: Siêu giàu mất thế3 ngày trước
Hãng chip AI Hàn Quốc tuyên chiến Nvidia