multi-media / Megastory

Forbes Việt Nam số 135: Danh sách 25 công ty dẫn đầu

Kết nối liên tục và hiệu quả với người tiêu dùng không chỉ là sức mạnh thương hiệu mà còn quyết định thành công của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

Sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã khép lại và gọi tên tổng Thống đắc cử Donald Trump thì đâu đó tại Việt Nam, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp cũng đang ít nhiều tính toán bước đi mới cho doanh nghiệp trong những năm kế tiếp. Doanh nghiệp không thể thờ ơ khi những thay đổi chính sách quốc tế, địa chính trị sẽ tác động mạnh mẽ lên đời sống kinh doanh của họ mỗi ngày.

Bám sát người tiêu dùng nội địa, thay đổi công nghệ, cập nhật các xu hướng tiêu dùng, sử dụng KOL, KOC đẩy mạnh bán hàng đa kênh… đều là những cách làm khác nhau mà những thương hiệu trong nước hay quốc tế, lâu đời hay non trẻ như PVOIL, Fahasa, Aeon, Pinaco, Thorakao, Thống Nhất, Bình Tây, Nhị Thiên Đường… phải luôn điều chỉnh, nỗ lực vượt qua hào quang quá khứ, vươn lên chinh phục người tiêu dùng. Ở đó, tạo ra những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng là một xu hướng mà doanh nghiệp phải tiếp tục bám sát để không bị bỏ lại phía sau.

Và cuộc chơi kinh doanh vẫn không dừng lại. Các thương hiệu không thể ngơi nghỉ bởi mỗi phút giây qua đi, thương hiệu vẫn phải nghĩ cách tiếp tục len lỏi trong tâm trí của người tiêu dùng online lẫn offline. Pin có thể cạn, nhưng nguồn sạc thì vẫn phải hiện diện 24/7 và có thể kết nối bất cứ lúc nào. Kết nối liên tục và hiệu quả với người tiêu dùng không chỉ là sức mạnh thương hiệu mà còn quyết định thành công của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.



Forbes Việt Nam 135: 25 Thương hiệu dẫn đầu


Sự kiện & Bình luận




Trải nghiệm khách hàng

vượt trội trong bối cảnh mới


NỀN KINH TẾ VIỆT NAM đang dần phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,4% trong quý III.2024, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm nhẹ so với các quý trước. Dù vậy, người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen chi tiêu cẩn trọng, ưu tiên hàng đầu là tiết kiệm. Trong bối cảnh đó, trải nghiệm khách hàng vượt trội càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn.

Trải nghiệm khách hàng không chỉ đơn thuần là một giao dịch mà còn là một hành trình cảm xúc, được xây dựng từ mọi tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Mỗi trải nghiệm, dù nhỏ nhất, đều góp phần định hình hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng và có thể tác động lớn đến việc liệu họ có trở thành khách hàng trung thành hay không.

Đặng Thúy Hà

Giám đốc Nghiên cứu người tiêu dùng, Công ty NielsenIQ Việt Nam.




DANH SÁCH 25 THƯƠNG HIỆU DẪN DẦU








Danh sách 25 thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 do Forbes Việt Nam thực hiện bao gồm đại diện từ 12 ngành nghề khác nhau. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng chiếm ưu thế với 7 đại diện, chiếm 28% tổng số thương hiệu, tăng thêm một đại diện so với danh sách tương tự năm 2020. Nổi bật là các ngân hàng quốc doanh lớn mạnh nhờ quy mô, lịch sử phát triển lâu đời và độ phủ rộng, phản ánh sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng bất chấp những biến động kinh tế trong các năm qua. Các lĩnh vực còn lại có từ một đến hai đại diện tham gia. Tổng giá trị thương hiệu của 25 công ty trong danh sách đạt gần 5,3 tỷ đô la Mỹ.

– Minh Thiên, Thiên Thủy, Bích Trâm, Nhi Phạm và Minh Tâm






NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT





Thời khắc 1-0-2

PVOIL là nhà phân phối và bán lẻ xăng dầu lớn thứ hai tại Việt Nam, với thị phần ước tính 23%, chỉ đứng sau Petrolimex. Trong lĩnh vực hạ nguồn của ngành dầu khí, PVOIL là doanh nghiệp duy nhất tham gia đầy đủ các hoạt động, từ xuất nhập khẩu dầu thô, cung cấp cho các nhà máy lọc dầu, chế biến xăng dầu, đến kinh doanh bán lẻ.

– Ngọc Nhi






Nhà sách thông minh hơn

Để hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng tại nhà sách, Fahasa đã đầu tư lắp đặt hệ thống camera thông minh và cảm biến. Hệ thống này giúp phân tích thói quen mua sắm của khách, đánh giá mức độ hấp dẫn của hàng hóa được trưng bày và theo dõi xem khách hàng có dừng chân tại các khu vực trưng bày hay không.

– Trâm Bi





AEON tăng tốc

Bất chấp đại dịch gây tổn thương nặng nề lên ngành bán lẻ, Aeon Việt Nam vẫn bền bỉ tiến lên. Quy mô của thương hiệu bán lẻ Nhật Bản tại thời điểm Forbes Việt Nam phỏng vấn vào tháng 11.2024 đã thay đổi hoàn toàn so với tháng 4.2021, khi ông Furusawa nhận nhiệm vụ dẫn dắt Aeon Việt Nam.

– Ngọc Nhi


Đường đua mới của PINACO

Một thương hiệu lâu đời của Pinaco nhiều người Việt Nam biết đến là pin Con Ó ra đời từ năm 1954. Đến năm 2021, công ty đã “khoác áo mới” cho thương hiệu này, thay đổi thiết kế bao bì sản phẩm, phân cấp chất lượng sản phẩm theo từng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Pin Con Ó hiện đang “chễm chệ” trên 50% thị phần trong nước.

– Gia Lộc




THƯƠNG HIỆU XƯA

MỞ LỐI ĐI RIÊNG


Các thương hiệu lâu đời tại Việt Nam đang đối mặt với thách thức: Đổi mới để thích ứng trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng về xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm bền vững, chất lượng cao và thiết kế hiện đại. Trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng, dù là “cây đa, cây đề” hay một thương hiệu non trẻ, đều phải tìm đến những giá trị cốt lõi, tạo sự kết nối thú vị, độc đáo với khách hàng. Và ở đó, mỗi thương hiệu đều phải có lối đi riêng, vừa giữ được bản sắc nhưng vẫn bám sát những nhu cầu mới của người tiêu dùng, sáng tạo không ngừng nghỉ…








QUỐC TẾ



Tiến bước thành công

Bất chấp những hoài nghi, Prestige đã đạt được những bước tiến đáng kể tại Mumbai. Logo đặc trưng hình chim ưng sải cánh của công ty giờ đây xuất hiện khắp các bảng quảng cáo giới thiệu loạt dự án nhà ở và thương mại sắp ra mắt. Hiện tại, Prestige đang triển khai 11 dự án, trong đó có sáu dự án hợp tác cùng các đối tác.

– Anuradha Raghunathan


Lý tưởng tiền mã hóa

BRIAN ARMSTRONG đã phát triển Coinbase thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường tiền mã hóa, tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ từ việc tính phí giao dịch cao và nắm giữ 10% tổng số lượng Bitcoin đã lưu hành từ trước đến nay.

– Javier Paz & Steven Ehrlich


Bí quyết thành công

Takaya Awata tiến vào hàng ngũ tỉ phú nhờ phát triển một quán ăn nhỏ thành Toridoll Holdings, tập đoàn vận hành chuỗi nhà hàng mì Udon nổi tiếng của Nhật Bản, doanh nhân này giờ đây có tham vọng biến Toridoll Holdings thành một doanh nghiệp mang tầm cỡ toàn cầu.

– Zinnia Lee và James Simms











DANH SÁCH FORBES



Danh sách giàu nhất Ấn Độ

Thị trường chứng khoán Ấn Độ đang bùng nổ khi nhà đầu tư đổ xô vào các đợt IPO và quỹ tương hỗ với tần suất kỷ lục. Chỉ số BSE Sensex đã ghi nhận mức tăng 30% kể từ lần gần nhất Forbes tính toán giá trị tài sản. Nhờ cơn sốt này, tổng tài sản của 100 người giàu nhất Ấn Độ lần đầu tiên vượt mốc một ngàn tỉ đô la Mỹ, đạt 1,1 ngàn tỉ đô la Mỹ, tăng 40% so với năm ngoái. Hơn 80% thành viên năm nay giàu có hơn so với năm 2023, với 58 người trong số đó tăng thêm từ một tỉ đô la Mỹ trở lên vào khối tài sản của mình.

Những công ty khởi nghiệp tỉ đô tiếp theo


Đây là năm thứ mười liên tiếp Forbes hợp tác với TrueBridge Capital Partners để xác định 25 công ty khởi nghiệp tại Mỹ nhận vốn đầu tư mạo hiểm có khả năng đạt mức định giá một tỉ đô la Mỹ. Trong số 225 công ty từng góp mặt trong danh sách, có 130 công ty (58%) đã trở thành kỳ lân, bao gồm các tên tuổi như DoorDash, Figma, Anduril, Benchling và Rippling. Tuy nhiên, 21 trong số đó hiện có giá trị dưới một tỉ đô la Mỹ.




Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Forbes Việt Nam số 135