Bên cạnh căng thẳng Nga-Ukraine, nền kinh tế toàn cầu cũng đang chịu ảnh hưởng từ chính sách phòng dịch cứng rắn của Trung Quốc.
Khi các quan chức của nhóm G20 gặp mặt trong tuần này, những người đại diện cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một số lời giải thích về chính sách “Zero-COVID” đang đe dọa lên nền kinh tế toàn cầu.
Một buổi thảo luận không chính thức diễn ra bên lề hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, Mỹ vào ngày 20.4.
Việc này diễn ra khi WB hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 từ 4,1% xuống còn 3,2%.
Phần lớn việc hạ dự báo tăng trưởng phản ánh đợt suy giảm từ cuộc chiến quân sự tại Ukraine.
Tuy vậy, một phần trong đó cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ Bắc Kinh.
Trong nhiều tuần qua, những nhà kinh tế học trên thế giới lo ngại rằng, chính sách phòng, ngừa COVID-19 của Trung Quốc là trở ngại mà nền kinh tế toàn cầu chắc chắn không muốn gặp phải.
Chiến lược “Zero-COVID” cực kỳ thành công trong năm 2022 nay không còn hiệu quả trước biến thể omicron và nhiều biến chủng lây lan nhanh mới.
Tồi tệ hơn, việc này mang đến kết quả trái ngược cho nền kinh tế lớn nhất Châu Á, mà khu vực này đang phụ thuộc vào để thúc đẩy kế hoạch phục hồi.
Hàng Châu, Thượng Hải và những nơi khác đang tiến hành các đợt phong tỏa mới theo diện rộng, đồng nghĩa gần 400 triệu người dân tại khắp 45 thành phố của Trung Quốc đại lục đang bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ, Lu Ting – nhà kinh tế trưởng của Nomura Holdings lưu ý.
Lu cho biết, con số này xấp xỉ 40% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc, tương đương 7.200 tỉ USD.
“Thị trường toàn cầu vẫn đánh giá thấp tầm ảnh hưởng này vì phần lớn tập trung vào căng thẳng chiến sự Nga – Ukraine và Cục Dữ trự Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất,” Lu Ting cho biết.
Dữ liệu mới là tình hình thực tế cho các quan chức của nhóm G20. Mặt ngoài, GDP của Trung Quốc trong quý 1.2022 đạt mức tăng trưởng ổn định 4,8%, sau khi tăng 4% trong quý từ tháng 10-12.2021.
Nhưng mức giảm 3,5% từ doanh thu bán lẻ vào tháng 3.2021 là nỗi lo của những nhà kinh tế học về việc hạ mức dự báo tăng trưởng liên quan đến phong tỏa.
Tương tự với mức tăng trưởng khiêm tốn 5% từ sản lượng tại nhà máy, đánh dấu tăng trưởng chậm lại từ tháng 1-2.2022.
Trong tháng 3.2022, hoạt động nhập khẩu cũng ghi nhận kết quả thất vọng, do những ảnh hưởng từ việc chính phủ Trung Quốc kiên định với chiến lược “Zero-COVID” lên toàn thế giới.
Nhà kinh tế học Nancy Qian của ĐH Northwestern nhận định trong năm 2020, quốc gia với 1,4 tỉ dân thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19, thành quả giúp cho nền kinh tế Trung Quốc dẫn dắt toàn cầu tăng trưởng trở lại vào năm 2021.
Tuy vậy, thắng lợi trên khiến cho chính quyền của chủ tịch Tập Cận Bình lưỡng lự để đưa ra những chiến lược phòng dịch khác trong giai đoạn của biến thể omicron.
Chiến lược thích ứng linh hoạt hơn có thể tạo thêm sự tự tin cho thị trường nội địa và doanh thu bán lẻ trong nền kinh tế trị giá 13.000 tỉ USD của Trung Quốc, gia tăng vai trò như động lực tăng trưởng.
Ví dụ như, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3.2022 tăng 15,7% qua từng năm, trong khi nhập khẩu giữ mức vẫn duy trì ổn định. Việc mất kết nối đồng nghĩa nhu cầu ảm đạm từ thị trường nội địa Trung Quốc, ngay cả khi lệnh phong tỏa đe dọa lên thị trường thế giới và dấy lên lo ngại cho các nước thành viên G20 – mới chỉ là khởi đầu
Có những cách Trung Quốc có thể thực hiện để tiến gần đến mục tiêu tăng trưởng 5,5%.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thể hạ lãi suất cho vay 2,85% hoặc thông báo đợt cắt giảm lớn hơn trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Chính quyền Bắc Kinh có thể giảm thuế, chính quyền địa phương có thể kích thích tăng trưởng bằng doanh thu của trái phiếu.
Tuy nhiên, bất kỳ hướng đi nào đều có thể phá hoại nỗ lực của Bắc Kinh để giảm đòn bẩy tài chính của nền kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là những doanh nghiệp khổng lồ ngành bất động sản.
Có thể nói rằng, không có điều gì hồi phục mọi thứ nhanh và rộng rãi hơn bằng việc loại bỏ chiến lược “Zero-COVID” làm giảm nhu cầu từ hộ dân và doanh nghiệp.
Biên dịch: Minh Tuấn
2 tháng trước
CATL kỳ vọng vào loại pin mới giúp xe hybrid chạy xa hơn1 năm trước
Cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời