Nhiều nhà sáng tạo đang cố gắng đăng tải những video “chống lại người có ảnh hưởng” kêu gọi chi quá nhiều tiền để mua sản phẩm trên TikTok.
Deinfluencing (chống lại người có ảnh hưởng) đang trở thành xu hướng phổ biến trên TikTok, ở đó những người sáng tạo cố gắng thuyết phục khán giả không nên chi quá nhiều cũng như không nên chạy theo những trào lưu xã hội- thường sản phẩm có giá quá cao, chẳng hạn như chi hơn 400 USD cho AirPod Max, hoặc trả số tiền tương tự cho Dyson Airwrap đang nổi tiếng.
Nghiên cứu của Meta cho thấy 54% người mua lẻ ngay tại thời điểm đó hoặc sau khi xem dịch vụ hoặc sản phẩm trên Instagram.
Theo công ty, những người có ảnh hưởng sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến LTK bán được hơn 3,6 tỉ USD sản phẩm vào năm 2022 và hơn 18 triệu người dùng nền tảng này mỗi tháng.
Theo thống kê của Twitter, 53% người dùng nền tảng xã hội này có nhiều khả năng mua sản phẩm mới đầu tiên—người dùng cũng xem quảng cáo trên Twitter nhiều hơn 26% thời gian so với những nền tảng khác.
Những người có ảnh hưởng giúp các sản phẩm lẫn dịch vụ nổi tiếng trên các nền tảng xã hội, chẳng hạn như đôi dép UGG Tasman nổi tiếng, bán hết ngay trước kỳ nghỉ lễ, và video đăng trên TikTok với cụm từ #uggtasmanslippers thu hút hơn 19,3 triệu lượt xem.
Một báo cáo năm 2022 của InCharge Debt Solutions cho thấy hơn 1/3 số người thừa nhận chi quá nhiều để “theo kịp trào lưu” khi nhìn thấy đồng nghiệp có sản phẩm đang nổi tiếng trên mạng xã hội.
Báo cáo cũng cho thấy 40% Gen Z sẵn sàng chi nhiều cho những trải nghiệm hơn cho nhu cầu thiết yếu, mặc dù 20% thừa nhận không tiết kiệm tiền để có được những trải nghiệm này hoặc mua sắm.
Những video trên TikTok có cụm từ #deinfluencer thu hút 322,4 triệu lượt xem.
Xu hướng deinfluencing xuất hiện khi nhà sáng tạo đăng video có những cụm từ “chống lại sự cám dỗ” của sản phẩm và không mua. Những cụm từ này đang đi ngược lại xu hướng phổ biến trên TikTok, ở đó nhà sáng tạo chia sẻ tất cả những thứ họ mua, thường mua số lượng lớn. TikToker Alyssa Kromelis nói với Forbes rằng trong hai năm qua, cô sử dụng TikTok, cô “nhìn thấy trào lưu nhà sáng tạo chia sẻ sản phẩm mua ngày càng điên cuồng trên Amazon, Shein, Ulta, Target, v.v..”
Maeve Galvin, giám đốc chiến dịch và chính sách toàn cầu của tổ chức phi lợi nhuận Fashion Revolution, nói với tạp chí Vogue rằng nhà sáng tạo sử dụng “nhiều chiến lược ảnh hưởng đồng thời chi mua đồ thể thao khi nói về thời trang.”
Một đánh giá của Princeton năm 2020 cho thấy ngành công nghiệp thời trang sử dụng 1/10 lượng nước được sử dụng để vận hành nhà máy cũng như làm sạch sản phẩm. Khảo sát đánh giá còn cho thấy 57% quần áo thải ra đều nằm ở bãi rác. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment, ngành công nghiệp thời trang xả ra 92 triệu tấn thải mỗi năm đồng thời tiêu thụ 79 triệu lít nước.
Người Canada tạo ra nội dung kêu gọi đừng để người có ảnh hưởng lôi kéo Michelle Skidelsky nói với Forbes rằng hiện hành vi tiêu xài quá mức xuất hiện rất nhiều trên TikTok, khiến bạn “rất dễ bị lôi kéo mua nhiều thứ bạn nhìn thấy trên mạng với hi vọng làm cho cuộc sống thêm tốt hơn.”
Một số thương hiệu cố gắng chống lại tác động của ngành thời trang đối với môi trường, chẳng hạn như Patagonia, thành lập quỹ từ thiện vào năm 2022 và quyên góp lợi nhuận từ doanh thu hằng năm 1,5 tỉ USD cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
ĐẠO NHÁI
“Dupe” viết tắt của từ dùng để chỉ hàng nhái, có nghĩa là một sản phẩm với giá rẻ hơn được làm giống với phiên bản cao cấp, đắt tiền hoặc thiết kế riêng. Đạo nhái xuất hiện rất nhiều trong thế giới thời trang. Các thương hiệu thời trang nhanh như Shien, Fashion Nova và Zara sao chép nhiều đồ nổi bật từ nhiều nhà mốt.
Chẳng hạn như, Rolling Stone đưa tin một số thương hiệu thời trang nhanh “nhái” chiếc váy thần tiên trị giá 695 USD nổi tiếng của nhà thiết kế Marcelo Gaia để bán ra những sản phẩm thay thế với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, đạo nhái cũng lan rộng trong nhiều lĩnh vực khác như thế giới mỹ phẩm, với những bậc thầy làm đẹp như Laura Lee sử dụng mỹ phẩm cao cấp nhưng cửa hàng lại bán sản phẩm nhái.
Nhiều nhà sáng tạo trên TikTok lên tiếng chống lại đạo nhái như một cách chống lại chủ nghĩa trọng tiêu dùng, với từ #dupe, thu hút hơn 3,1 tỉ lượt xem.
Có một vài video người sáng tạo sử dụng cụm từ deinfluencing chia sẻ những sản phẩm rẻ tiền nhái sản phẩm cao cấp được yêu thích nhất, nhưng theo Hannah Rosato, người sáng tạo đi đầu trong xu hướng deinfluencing, điều này có thể phản tác dụng. Rosato nói với Forbes rằng đạo nhái “vẫn ủng hộ tiêu dùng” đồng thời có thể chuyển thành “lợi dụng” khi những người có ảnh hưởng cũng kết nối với sản phẩm “nhái.” Tuy nhiên, cô tin đạo nhái tạo ra sản phẩm có giá rẻ hơn để những người vốn không thể mua nổi hàng cao cấp giờ có thể sắm được.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Doanh thu từ ứng dụng của TikTok đạt 205 triệu USD
Cách TikTok lách luật cho những nhà sáng tạo hàng đầu
2 ngày trước
TikTok sắp được bán cho tỷ phú Elon Musk?