WHO sẽ đổi tên của bệnh đậu mùa khỉ từ do ngại các nhà khoa học lo ngại rằng virus này mang tính “phân biệt đối xử”.
Vào ngày 14.6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đang thảo luận với các chuyên gia về đổi tên căn bệnh đậu mùa khỉ, lây lan tại hơn 20 quốc gia trong những tuần gần đây, sau khi một nhóm các nhà khoa học quốc tế đưa ra cảnh báo tên của loại virus này mang tính “phân biệt đối xử”.
Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc của WHO cho biết, tổ chức này “đang làm việc với các đối tác và chuyên gia trên toàn thế giới trong việc thay đổi tên của virus đậu mùa khỉ, nhánh và mầm bệnh,” đồng thời cho biết thêm là tên gọi mới sẽ sớm được công bố.
Động thái trên được đưa ra chỉ một tuần, sau khi nhóm 30 nhà khoa học từ châu Phi và trên toàn thế giới nhấn mạnh trong lá thư đề xuất ý kiến về “nhu cầu cấp thiết” trong việc đổi tên của virus và gọi đó là “sự kỳ thị.”
Trao đổi với Bloomberg, người phát ngôn của WHO cho biết tên của bệnh đậu mùa khỉ không phù hợp với chỉ dẫn từ tổ chức này về khuyến nghị không lấy tên theo khu vực địa lý hoặc động vật.
Vị này bổ sung thêm là quá trình đặt tên cho căn bệnh nên được tiến hành với mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực và “tránh xúc phạm đến bất kỳ nhóm văn hóa, xã hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp hoặc dân tộc nào.”
Trên trang web chính thức, WHO phân ra hai nhóm virus đậu mùa khỉ khác nhau là nhánh Trung Phi (Congo Basin) và nhánh Tây Phi. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phản bác việc gọi virus này là “căn bệnh ở châu Phi” không chỉ thiếu chuẩn xác, mà còn mang tính phân biệt đối xử. Họ thể hiện quan ngại về việc “ngày càng nhiều bài viết từ truyền thông rằng đợt bùng phát này có liên hệ với châu Phi từ việc sử dụng những cái tên đó.”
Các nhà khoa học cũng lưu ý về đơn vị truyền thông sử dụng những bức hình chụp lại cha mẹ người châu Phi cho bản tin về đợt bùng phát lây lan tại Bắc bán cầu. Hàng động này khiến Christian Happi, giám đốc của Trung tâm xuất sắc về gen của các bệnh truyền nhiễm Châu Phi (ACEGID) tại đại học Redeemer ở Ede, Nigeria và một trong những tác giả của nghiên cứu, gọi đó là “phân biệt chủng tộc nặng nề” trong buổi phỏng vấn với STAT News.
Nhóm nhà khoa học đề xuất WHO đổi tên hai nhóm virus đậu mùa khỉ theo số thứ tự. WHO đưa ra quyết định chỉ một năm, sau khi tổ chức này gọi tên các biến thể của COVID-19 theo chữ cái Hy Lạp nhằm giảm việc phân biệt đối xử, khi nhóm virus được đặt tên theo nơi phát hiện ra chúng.
Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ phát hiện ban đầu trên những con khỉ trong phòng thí nghiệm vào năm 1958, thời điểm xảy ra hai đợt bùng phát từ nơi ở của khỉ. Trường hợp con người đầu tiên mắc bệnh đầu mùa khỉ được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1970.
Kể từ đó, virus đã được báo cáo tại các quốc gia châu Phi khác, mặc dù phần lớn số ca nhiễm ở Congo, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Trong những năm gần đây, số ca nhiễm được ghi nhận bên ngoài châu Phi có liên quan đến hoạt động du lịch hoặc nhập khẩu động vật, bao gồm Mỹ, Israel, Singapore và Vương Quốc Anh, theo CDC. Số ca nhiễm trong đợt bùng phát ở phương Tây, phát hiện lần đầu tại Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào tháng 5.2022, nay đã lây lan tới nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Úc, Canada, Pháp và Đức.
Theo CDC, động vật là vật chủ trung gian cho virus đậu mùa khỉ, với loài gặm nhấm đóng vai trò lây nhiễm sang con người.
WHO đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại hàng chục quốc gia mà đậu mùa khỉ không phải là bệnh lưu hành.
“Mỗi ca mắc bệnh đầu mùa khỉ nên được điều trị với sự chú ý và khẩn cấp tương tự như các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Toàn bộ dịch bệnh, bất kể ở nơi nào đều phải được kìm hãm, không chỉ đợt bùng phát tại Bắc bán cầu,” các nhà khoa học nhấn mạnh trong nghiên cứu.
Biên dịch: Minh Tuấn
1 năm trước
Anh nỗ lực phòng chống bệnh lao