Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện lộ trình trung hòa carbon, từ đó đẩy mạnh thị trường phương tiện sử dụng năng lượng mới.
Đâu là cuộc cách mạng lớn nhất đang diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc? Đó chắc chắn phải là trung hòa khí carbon. Quá trình phát triển và công nghiệp hóa nhanh chóng đã biến Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hệ quả, cũng trở thành quốc gia phát khí thải lớn nhất.
Nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên của trái đất và thể hiện trách nhiệm xã hội từ góc nhìn quốc tế, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy mạnh mục tiêu táo bạo là trung hòa khí carbon vào năm 2060.
Từ việc trở thành quốc gia trung hòa khí carbon, Trung Quốc đặt mục tiêu giảm đáng kể lượng khí thải, đồng thời cũng cân bằng và thu hút đầu tư chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo. Qua đó, Bắc Kinh hi vọng sẽ cơ bản thay đổi hệ thống công nghiệp, tập trung hơn vào sản phẩm có hiệu suất, giá trị gia tăng cao hơn và ít tác hại môi trường hơn.
Do phần lớn khí thải carbon là từ bốn ngành quan trọng, gồm sản xuất điện năng, công nghiệp sản xuất, thiết bị hô hấp và vận chuyển, việc chuyển đổi những lĩnh vực này cần phải trở thành ưu tiên rõ ràng. Trong bốn ngành công nghiệp trên, thay đổi lĩnh vực vận chuyển theo hướng thân thiện với môi trường hơn đem lại cơ hội rất lớn cho những nhà đầu tư nhanh chóng thương mại hóa và vốn hóa so với ba lĩnh vực còn lại.
Thêm vào đó, việc Trung Quốc nhập khẩu dầu thô có giá trị hơn 200 triệu USD từ Mỹ đã tạo áp lực lên nguồn dự trữ ngoại hối. Để giảm phụ thuộc vào nguồn dầu quốc tế, Bắc Kinh tin rằng đây là điều cần thiết để Trung Quốc phát triển hệ sinh thái cải tiến năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển.
Vào tháng 7.2021, chính phủ Trung Quốc ra mắt thị trường giao dịch quốc gia về khí carbon, với mục tiêu ban đầu là lĩnh vực năng lượng để tạo ra cơ chế xúc tiến tốt hơn cho quá trình trung hòa khí carbon và hỗ trợ phát triển hệ thống năng lượng mới.
Chương trình giao dịch khí thải (ETS) của Trung Quốc nhấn mạnh hơn vào giảm khí thải carbon theo đơn vị thay vì toàn bộ khí thải. Dựa trên ghi nhận mức và lượng khí thải, các doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin tới cơ quan giám sát và nhận khoản trợ cấp phù hợp theo hệ thống ETS.
Tương tự như chương trình “Mua bán phát thải”, mỗi doanh nghiệp tham gia thị trường giao dịch sẽ nhận tín chỉ carbon để trực tiếp xác định khối lượng carbon được thải ra trong một thời điểm nhất định. Đối với doanh nghiệp cần nhiều khí thải carbon hơn trong quá trình sản xuất sẽ phải mua lượng tín chỉ carbon tương đương từ doanh nghiệp sẵn sàng bán lại.
Việc này đem lại thêm lợi ích cho những doanh nghiệp ít phát thải khí carbon trong sản xuất. Với ngành công nghiệp vận chuyển, nhất là lĩnh vực xe hơi, thị trường giao dịch tín chỉ carbon tại Trung Quốc có cách thức hoạt động khác.
Thay vì thiết lập tiêu chuẩn cho số lượng phương tiện không phát thải được sản xuất như các tiểu bang của Mỹ, chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách tín chỉ kép. Tín chỉ này tính mức tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi, cho phép sản xuất xe với mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn tiêu chuẩn để nhận tín chỉ.
Các tiêu chuẩn khác sẽ phụ thuộc vào xe hơi có được thiết kế như phương tiện sử dụng nguồn năng lượng mới (NEV) hay không và yêu cầu định mức của xe NEV cho nhà sản xuất để sản xuất và bán ra. Kết quả là nhiều hãng sản xuất xe đầu tư hơn cho việc nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng mới trong quá trình sản xuất.
Theo nghiên cứu từ Statista, thị phần của xe NEV trong tổng số phương tiện được sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2010-2022 cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định và được kỳ vọng sẽ giữ vững trong một thập kỷ tới.
Tesla là hãng sản xuất xe chuyên về chế tạo xe điện, năng lượng mặt trời và tích hợp các giải pháp năng lượng tái tạo sử dụng nguồn năng lượng bền vững. Theo ghi nhận, Tesla có thể thu về khoản lợi nhuận 390 triệu USD từ giao dịch tín chỉ carbon tại Trung Quốc trong năm 2021.
Một nhà sản xuất xe khác hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon là công ty của Trung Quốc, BYD với tổng cộng 750.000 điểm và hiện xếp thứ hai tại quốc gia tỉ dân. Khoản tích lũy 750.000 tín chỉ trị giá 350 triệu USD, chiếm hơn một nửa lợi nhuận ròng của BYD. Bắt đầu từ năm 2017, BYD có dự tính thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất mẫu xe thông dụng và xe NEV.
BYD đang đi theo chiến lược nhằm có được lợi thế từ xu hướng trong hệ sinh thái thị trường toàn cầu hiện nay. Tín chỉ giao dịch carbon đang được đánh giá như hướng đi mới trong việc đem lại nguồn thu trong ngành công nghiệp xe hơi.
Trong khi đó, Volkswagen là doanh nghiệp đang bị thua lỗ lớn nhất trong thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Với hai công ty trong liên doanh ghi nhận mức tín chỉ âm, Volkswagen cần phải mua số dư tín chỉ từ những công ty khác, dẫn đến khoản lỗ 400 triệu nhân dân tệ từ giao dịch tín chỉ carbon.
Với mục tiêu trung hòa khí carbon tại Trung Quốc vào năm 2060, thay đổi nhiều ngành công nghiệp là điều tất yếu và các doanh nghiệp nên am hiểu và cảm nhận thị trường tốt nhằm đáp ứng với tốc độ thay đổi thị trường nhanh chóng.
Biên dịch: Minh Tuấn
11 tháng trước
Trung Quốc cân nhắc thắt chặt hơn nữa game trực tuyến