Sau hai năm tăng trưởng kỷ lục vào 2021, ngành công nghệ tiếp tục lao dốc, làm cho nhiều tỉ phú mất nhiều tài sản.
Nhiều tỉ phú công nghệ trên thế giới trải qua thêm một năm khó khăn nữa, sụt giảm cả về số lượng cũng như tổng giá trị tài sản ròng trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2023 của Forbes. Danh sách năm nay có 313 tỉ phú trong lĩnh vực công nghệ, giảm so với 332 tỉ phú vào năm ngoái. Tổng giá trị tài sản ròng của tất cả các tỉ phú công nghệ đạt 1,9 ngàn tỉ USD, giảm 200 tỉ USD so với 2,1 ngàn tỉ USD vào năm ngoái.
Những con số suy giảm này phản ánh một thị trường công nghệ ảm đạm sau khi đạt đỉnh cao kỷ lục vào năm 2021. Năm đó, danh sách Forbes đưa ra có 365 tỉ phú trong ngành công nghệ với tổng tài sản ròng trị giá 2,5 ngàn tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến thời gian đó. Lĩnh vực công nghệ không thể tránh khỏi những lo lắng lớn về lạm phát, lãi suất tăng cũng như lo ngại suy thoái kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện đợt kiểm soát chặt các ông trùm công nghệ.
Nhà sáng lập Jeff Bezos của Amazon mất nhiều tài sản nhất. Tài sản của ông giảm hơn 57 tỉ USD so với một năm trước do cổ phiếu của công ty thương mại điện tử khổng lồ giảm mạnh 38%. Amazon, công ty tuyển dụng nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch, hiện sa thải 27.000 nhân viên trong đầu năm 2023. Vợ cũ của ông, MacKenzie Scott –đã nhận 1/4 cổ phần của Bezos sau khi ly hôn vào năm 2019, quyên góp tài sản với tốc độ kỷ lục—cũng chứng kiến tài sản suy giảm mạnh, 19,2 tỉ USD.
Tài sản của những tỉ phú công nghệ khác đều bị ảnh hưởng nặng nề chẳng hạn như tài sản của Larry Page cùng với Sergey Brin, hai nhà đồng sáng lập Google lần lượt giảm 31,8 tỉ USD và 31 tỉ USD, cũng như tài sản của Bill Gates và Steve Ballmer ở Microsoft lần lượt giảm 25 tỉ USD và 10,7 tỉ USD. Microsoft và công ty mẹ của Google, Alphabet cũng công bố nhiều đợt sa thải lớn vào năm 2023, ảnh hưởng lần lượt đến 10.000 và 12.000 nhân viên.
Tuy nhiên không phải chỉ có các công ty công nghệ phát hành cổ phiếu blue chip bị tác động mạnh. Kỳ lân — những startup trị giá 1 tỉ USD trở lên — cũng gặp khó khăn trong năm nay, do dòng tiền đầu tư mạo hiểm cạn kiệt cùng với định giá giảm.
Những nhà sáng lập startup kỳ lân đã mất một ít tài sản kể từ năm ngoái. Hãy nhìn vào tài sản của hai nhà đồng sáng lập John và Patrick Collison của Stripe, công ty đã huy động vốn với mức định giá 50 tỉ USD vào tháng 3, giảm 47% so với vòng gọi vốn gần đây nhất vào tháng 3.2021.
Hoặc nhìn vào tài sản của Melanie Perkins và Cliff Obrecht, cùng sáng lập công ty thiết kế đồ họa Canva, cũng giảm gần một nửa so với mức kỷ lục vào tháng 9.2021, theo ước tính của Forbes. Tài sản của mỗi người trong số bốn người này đều giảm hơn 40% kể từ danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2022 của Forbes. Có tổng cộng 51 nhà sáng lập statup kỳ lân giảm giá trị tài sản ròng so với năm 2022 — và ít nhất 19 người không còn là tỉ phú nữa.
Ngành công nghệ vẫn không phải là lĩnh vực dễ hái ra tiền tỉ. Lĩnh vực này giữ vị trí thứ ba trong danh sách những ngành nghề có nhiều tỉ phú nhất.
(Giá trị tài sản ròng tính đến ngày 10.3.2023)
Giá trị tài sản ròng: 114 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 57 tỉ USD
Tài sản kiếm được từ: Amazon
Tài sản của ông giảm hơn 57 tỉ USD so với một năm trước – mất nhiều tài sản nhất so với các tỉ phú khác trong danh sách – do giá cổ phiếu của Amazon giảm 1/3. Kể từ khi thôi giữ chức CEO Amazon vào năm 2021, Bezos bay vào vũ trụ thông qua công ty Blue Origin của ông, chuyển sang đầu tư vào siêu du thuyền trị giá 500 triệu USD đồng thời tăng cường hoạt động từ thiện thông qua hỗ trợ cho các tổ chức như trường mầm non miễn phí Bezos Academy cũng như quyên góp từ quỹ Bezos Earth Fund.
Giá trị tài sản ròng: 79,2 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 31,8 tỉ
Tài sản kiếm được từ: Google
Nhà đồng sáng lập Google rời khỏi công việc điều hành hằng ngày vào năm 2019, nhưng vào cuối năm 2022, ông tham dự các cuộc họp chiến lược cùng với nhà đồng sáng lập Sergey Brin trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo sau khi ChatGPT ra đời. Page cũng đã ngừng bán cổ phiếu của ông: Sau khi bán hơn 2,5 tỉ USD (trước thuế) từ tháng 5.2021 đến tháng 4.2022, ông không bán thêm cổ phiếu nào nữa kể từ đó—và sau đó, ông mất đi một ít tài sản do cổ phiếu Google giảm 30%.
Giá trị tài sản ròng: 76 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 31 tỉ USD
Tài sản kiếm được từ: Google
Giống như nhà đồng sáng lập Page, Brin có thể quay trở lại điều hành tại công ty mẹ Alphabet của Google. Hồi tháng 1, lần đầu tiên ông gửi yêu cầu truy cập vào phần code của chatbot LaMDA sau nhiều năm rút lui khỏi hoạt động của công ty, và theo truyền thông, ông gửi các thay đổi mã cho chatbot AI của Google. Brin đã bán số cổ phiếu Alphabet trị giá hơn 2,5 tỉ USD từ tháng 5.2021 đến tháng 4.2022, nhưng kể từ đó chỉ tặng cổ phiếu.
Giá trị tài sản ròng: 104 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 25 tỉ USD
Tài sản kiếm được từ: Microsoft
Gates vẫn dành 10% thời gian làm việc với các nhóm tại Microsoft mặc dù rời khỏi hội đồng quản trị vào năm 2020. Ông sở hữu khoảng 1% cổ phần của hãng, vốn đã giảm 10% kể từ năm ngoái. Nhưng nguyên nhân lớn nhất khiến khối tài sản của ông sụt giảm nghiêm trọng: Vào tháng 7, Gates công bố khoản quyên góp 20 tỉ USD cho Gates Foundation do ông đồng chủ tịch với vợ cũ, Melinda French Gates. Cả hai đều dự định giải thể quỹ trong vòng 25 năm.
Giá trị tài sản ròng: 24,4 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 19,2 tỉ
Tài sản kiếm được từ: Amazon
Scott quyên góp hơn 14 tỉ USD kể từ khi bà ly hôn với Jeff Bezos vào năm 2019, bao gồm 6 tỉ USD chỉ quyên góp vào năm 2022. Vào tháng 12, Scott thực hiện lời hứa công khai chi tiết tất cả các khoản quyên góp bà đã thực hiện cho đến nay trên trang web Yield Giving. Theo đó, bà đã quyên góp cho 1.600 tổ chức.
Giá trị tài sản ròng: 80,7 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 10,7 tỉ USD
Tài sản kiếm từ: Microsoft
Tài sản của Ballmer suy giảm do cổ phiếu của Microsoft giảm 10%. May mắn thay, L.A. Clippers của ông—đội bóng có giá trị thứ sáu tại NBA—đang đạt rất nhiều thành công. Ông xây dựng cho họ một sân đấu riêng trị giá 2 tỉ USD do tư nhân tài trợ (với 1.200 nhà vệ sinh), dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
Giá trị tài sản ròng: 16,2 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 5,9 tỉ USD
Tài sản kiếm được từ: Google
Cựu CEO của Google hiện tập trung phần lớn thời gian của mình vào hoạt động từ thiện, nhưng giống như Page và Brin, Schmidt mất nhiều tài sản do cổ phiếu Alphabet sụt giảm.
Giá trị tài sản ròng: 6 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 5,4 tỉ USD
Tài sản kiếm được từ: phần mềm bảo mật
Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của công ty bảo mật đám mây Zscaler đã chứng kiến tài sản của mình giảm gần một nửa, do giá cổ phiếu của công ty giảm 48%. Zscaler lần đầu tiên vượt mốc doanh thu 1 tỉ USD trong năm tài chính 2022, nhưng đã cho biết công ty “sẽ lỗ ròng trong thời gian sắp tới.”
Giá trị tài sản ròng: 10,2 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 5,1 tỉ USD
Tài sản kiếm được từ: phần mềm
Giống như nhiều tỉ phú sáng lập startup kỳ lân công nghệ khác, nhà đồng sáng lập kiêm đồng CEO Atlassian đã mất nhiều tài sản trong năm nay do giá cổ phiếu của công ty giảm 37%. Hơn bảy năm sau đợt IPO của nhà cung cấp dịch vụ phần mềm vào năm 2015, Cannon-Brookes bắt đầu bán cổ phiếu vào tháng 10.2022—khi cổ phiếu của Atlassian đã thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục vào năm 2021—trong kế hoạch giao dịch được đệ trình lên ủy ban Chứng khoán và Giao dịch. Kể từ đó, ông đã bán số cổ phiếu trị giá 123 triệu USD.
Giá trị tài sản ròng: 50,1 tỉ USD
Thay đổi kể từ tháng 3.2022: giảm 5 tỉ USD
Tài sản kiếm được từ: Dell Technologies
Công ty quản lý tài sản gia đình của chủ tịch kiêm CEO Dell, MSD Partners, phát triển thành một công ty tư vấn cũng như đầu tư lớn. Công ty quản lý hơn 12 tỉ USD và đã sáp nhập với BDT & Co. của tỉ phú Byron Trott vào tháng 10. Tuy nhiên, tài sản của Dell mất hơn 5 tỉ USD trong năm nay, sau khi cổ phiếu của Dell Technologies giảm 27%.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Những quốc gia có nhiều tỉ phú nhất trong năm 2023
Nhà sáng lập Lalamove Chow Shing Yuk thành tỉ phú
3 năm trước
Những tỉ phú có tài sản tăng nhiều nhất năm 20213 năm trước
Viettel công bố doanh thu năm 2021 đạt 12 tỉ USD