Có bằng chứng chỉ ra hiệu quả bảo vệ từ mũi tăng cường đang bị giảm đi. Vậy vaccine bảo vệ như thế nào trước virus corona?
Biến thể omicron đã lây lan trên toàn thế giới, khi ngày càng nhiều người được tiêm ngừa đầy đủ ghi nhận mắc COVID-19 và chính phủ các nước đẩy mạnh mũi nhắc lại nhằm kiểm soát đợt bùng dịch. Tuy vậy, có bằng chứng cho thấy hiệu quả từ mũi tiêm tăng cường đang giảm đi. Vậy vaccine bảo vệ như thế nào trước virus corona?
Theo các nhà nghiên cứu, tiêm hai liều vaccine COVID-19 hay từng bị nhiễm bảo vệ đôi chút trước triệu chứng lây nhiễm. Tuy vậy, trong một vài trường hợp, vaccine gần như không có tác dụng đối với chủng omicron so với chủng delta.
Theo nghiên cứu được CDC công bố hôm 21.1, mũi tiêm thứ hai của vaccine COVID-19 có hiệu quả cao hơn trước thời điểm 180 ngày và không chỉ ngăn nguy cơ nhập viện, mà còn giảm tải cho phòng cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp.
Theo nghiên cứu được đăng trong tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vào ngày 21.1, các nhà nghiên cứu phát hiện những ai đã tiêm 3 mũi vaccine mRNA ít có khả năng mắc phải triệu chứng từ biến thể omicron, gấp ba lần so với người chưa tiêm.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Israel, một trong những quốc gia đầu tiên triển khai tiêm mũi thứ 4 chỉ ra mũi tăng cường vẫn chưa đủ để phòng vệ trước biến thể omicron. Còn cơ quan Y tế Châu Âu (EMA) đưa ra cảnh báo đó không phải là “chiến lược ổn định lâu dài.”
Tuy lớp bảo vệ trước triệu chứng lây nhiễm giảm hiệu quả, nhưng cả dữ liệu đầu tiên và hai nghiên cứu mới công bố hôm 24.1 đưa ra, người đã tiêm vaccine được bảo vệ tốt trước nguy cơ trở nặng, nhập viện và tử vong so với những ai chưa tiêm. “Đây là điều quan trọng nhất ta cần ở vaccine” giáo sư về dịch tễ học tại đại học Arizona, Deepta Bhattacharya nói với Forbes.
Rất nhiều hãng sản xuất vaccine, gồm Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca và Novavax đang phát triển vaccine dành cho biến thể omicron. Pfizer và Moderna cho biết mũi tiêm của hai công ty sẽ sẵn sàng vào tháng 3.2022.
Các chuyên gia tin rằng, việc omicron có thể lẩn tránh hệ miễn dịch của người đã tiêm ngừa hoặc bị lây nhiễm trước đó, giúp biến thể này nhanh chóng vượt qua những biến chủng khác và lây lan trên toàn thế giới. So với biến thể delta, omicron có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn do nó khiến cho người bị lây nhiễm tạo ra một lượng lớn virus.
Theo báo cáo chưa qua bình duyệt từ những nhà nghiên cứu tại trường Imperial College London, nguy cơ tái lây nhiễm do biến thể omicron cao gấp 5,4 lần so với delta, với sự bảo vệ từ lần nhiễm trước chỉ dưới 20%.
Tuy vậy, các chuyên gia và cơ quan y tế nhận định việc tiêm ngừa vaccine vẫn là cách bảo vệ hữu hiệu nhất trước biến thể omicron. Trong khi đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo “người chưa tiêm vaccine sẽ chịu ảnh hưởng nhất.”
Tuy số trường hợp lây nhiễm từ người đã tiêm ngừa có thể che phủ đi bức tranh toàn cảnh, song dữ liệu từ nhiều nơi trên thế giới liên tục cho thấy những ai chưa nhận mũi tiêm có rủi ro lây nhiễm, nhập viện và tử vong cao hơn.
Vậy đâu là vaccine hiệu quả nhất trước biến thể omicron? Các hãng sản xuất vaccine thử nghiệm mũi tiêm chống biến thể omicron đã phân tích mức độ trung hòa kháng thể trong máu của người tham gia.
Có chỉ số về hiệu quả bảo vệ từ những mũi tiêm này trước nguy cơ lây nhiễm, nhưng lại không đưa ra bức tranh hoàn chỉnh về hệ miễn dịch. Theo chia sẻ của Bhattacharya với Forbes, vaccine Moderna “có vẻ như hiệu quả hơn đôi chút so với những mũi tiêm khác” trong việc kích thích trung hòa kháng thể.
“Toàn bộ những vaccine hiện nay đều có khả năng phòng ngừa bất kỳ nguy cơ trở nặng nào từ biến thể omicron.” bác sĩ Amesh Adalja, học giả lâu năm tại trung tâm Y tế đại học John Hopkins chia sẻ với Forbes.
“Vaccine không phải tấm khiên thần kỳ hay đèn bắt muỗi, mà là đưa bất kỳ trường hợp lây nhiễm nào sang thể nhẹ. Bạn được tiêm ngừa vaccine để bảo vệ bản thân không bị trở nặng vì COVID-19.” Adalja nói.
Đã có ít nhất 9,7 tỉ vaccine COVID-19 được chỉ định tiêm ngừa trên toàn thế giới, theo dữ liệu của đại học Johns Hopkins. Ít nhất 11 tỉ liều đã được vận chuyển tới nhiều nơi trên thế giới, theo dữ liệu từ công ty phân tích Airfinity.
Khoảng 50% là loại vaccine bất hoạt, với phần lớn được sản xuất từ hai công ty Sinovac và Sinopharm, chiếm khoảng 5 tỉ liều, và theo nhận định từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, không tạo ra lớp phòng vệ trước biến thể omicron.
Mũi tiêm thứ ba từ vaccine bất hoạt như Sinovac và Sinopharm sẽ không có khả năng nâng mức độ trung hòa kháng thể, giúp phòng ngừa tế bào lây nhiễm của virus và vừa đủ cao để bảo vệ trước biến thể omicron. Tuy vậy, mũi tiêm khác như vaccine mRNA có thể hỗ trợ cho điều này.
Biên dịch: Minh Tuấn
3 năm trước
Số ca nhập viện do COVID-19 ở Mỹ lên kỷ lục mới