Hôm 30.11, CEO Moderna Stéphane Bancel đưa ra suy đoán rằng các loại vaccine Covid-19 đang sử dụng có thể kém hiệu quả hơn nhiều trước biến thể Omicron.
Phát biểu của CEO Moderna đã làm thị trường tài chính hoảng sợ và dẫn đến giảm sức mua vaccine Moderna và BioNTech trên thị trường kỳ hạn.
Trả lời phỏng vấn Financial Times, Stéphane Bancel cho biết hiệu quả của các vaccine hiện có không thể ở mức tương tự khi chống lại biến thể delta đang lan nhanh hiện nay. CEO Moderna cho biết thêm ông nghĩ hiệu quả của vaccine sẽ “giảm đáng kể” nhưng ông không biết bao nhiêu và đang chờ dữ liệu đánh giá.
Stéphane Bancel lưu ý mối lo ngại chính về omicron có đến 32 đột biến nằm ở gai protein, thành phần giúp virus SARS-CoV-2 bám vào các tế bào, tăng khả năng kháng kháng thể của virus, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
Ông tuyên bố hầu hết các chuyên gia nghĩ rằng một biến thể đột biến cao sẽ không xuất hiện trong một hoặc hai năm nữa. Các công ty sản xuất vaccine như Moderna có thể cần thêm nhiều tháng để sản xuất hàng loạt vaccine đặc biệt chống lại biến thể omicron, ông cảnh báo.
Những bình luận của Stéphane Bancel dường như đã làm thị trường tài chính toàm cầu hoảng sợ. Giá dầu thô kỳ hạn giảm 3%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm hơn 1,6%, cổ phiếu Moderna và BioNTech có xu hướng giảm trên các thị trường kỳ hạn.
Những cảnh báo của Stéphane Bancel trái ngược với tuyên bố của các quan chức Hoa Kỳ. Trước nguy cơ lan rộng của biến thể mới, Tổng thống Joe Biden hôm 29.11 đã tìm cách trấn an người dân Mỹ rằng biến thể mới này là “nguồn cơn gây lo lắng nhưng không phải là nguyên nhân gây hoảng sợ.”
Trích dẫn các chuyên gia y tế của Mỹ, ông Biden lưu ý rằng “vaccine sẽ tiếp tục phòng ngừa bệnh và giúp giảm triệu chứng nặng.”
Xuất hiện trên ABC’s Good Morning America, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết mặc dù vẫn chưa biết nhiều về biến thể Omicron, nhưng “một điều chúng tôi biết” là vaccine và mũi nhắc lại tạo ra một lượng kháng thể “rất, rất cao”.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp biến thể Omicron vào nhóm biến thể đáng lo ngại sau khi được cơ quan y tế phát hiện đầu tiên ở Nam Phi. Mặc dù hiện tại không có nhiều thông tin về biến thể mới, nhưng biến thể được cho là nguyên nhân làm dịch bùng phát ngày càng mạnh ở tỉnh Gauteng đông dân của Nam Phi.
Những lo sợ về biến thể này có khả năng kháng vaccine cao hơn và suy giảm miễn dịch đã khiến một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Israel, Anh, Pháp, Ý, áp lệnh hạn chế đi lại cho những du khách đến từ miền nam châu Phi.
Mặc dù tuyên bố khôi phục hạn chế biên giới nghiêm ngặt, cấm tất cả du khách nước ngoài nhập cảnh, nhưng vào ngày 30.11, Nhật Bản đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên do biến thể omicron, theo Kyodo News. Người bị nhiễm là đàn ông khoảng 30 tuổi đến Tokyo từ Namibia vào ngày 28.11.2021.
Cũng trong ngày 30.11, các nhà chức trách Úc cũng thông báo một du khách có nhiều khả năng bị nhiễm biến thể Omicron đã có thời gian sống trong cộng đồng. Du khách này đã được tiêm phòng đầy đủ, đến Úc vào tuần trước trước khi các quy định hạn chế biên giới hiện hành có hiệu lực. Người này đã đến một trung tâm mua sắm đông đúc ở Sydney, nhiều khả năng đã mang mầm bệnh trong người ở thời điểm đó vì vậy có khả năng xảy ra dịch trong cộng đồng.
Biên dịch: Gia Nhi
3 năm trước
Hãng bay quốc gia làm ăn thế nào trong mùa dịch?2 năm trước
87% trẻ nhập viện do COVID-19 chưa tiêm vaccine