Selex công bố số vốn huy động vòng hạt giống này sẽ dành mở rộng R&D, tăng quy mô sản xuất tại nhà máy mới ở Hà Nội và bắt đầu đưa sản phẩm vào vận hành chính thức với các khách hàng doanh nghiệp đầu tiên.
Vòng gọi vốn mới do Touchstone Partners dẫn dắt với sự tham gia của ADB Ventures – quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc ngân hàng Phát triển châu Á và quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc, Nextrans.
“Nguồn vốn đánh dấu định hướng của Touchstone trong việc đầu tư vào các công ty công nghệ cao có sở hữu bằng sáng chế (IP) với mong muốn hỗ trợ các kỹ sư và nhà khoa học Việt Nam khởi nghiệp, mang đến những sáng tạo công nghệ tạo sức ảnh hưởng và có ý nghĩa cao cho xã hội,” bà Ngô Thùy Ngọc Tú – đồng sáng lập Touchstone Partners cho biết.
Selex được thành lập năm 2018 nhắm vào lĩnh vực thiết kế, sản xuất xe máy điện, pin và hệ thống trạm thay pin. Các nhà sáng lập startup này có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ô-tô. Nguyễn Hữu Phước Nguyên – CEO & giám đốc công nghệ cùng Nguyễn Trọng Hải – kỹ sư trưởng kỹ thuật cơ khí, là các tiến sĩ cơ khí xuất thân từ đại học Michigan, Hoa Kỳ.
Ông Nguyên là một chuyên gia về xe điện với nhiều kinh nghiệm tại các công ty trong lĩnh vực ô tô và quốc phòng ở Hoa Kỳ, Malaysia và Việt Nam. Trong khi ông Hải là chuyên gia cơ khí nhiều năm làm việc tại Ford và GM. Đồng sáng lập Nguyễn Đình Quảng (kỹ sư trưởng phần mềm) là chuyên gia kỹ thuật phần mềm/IoT hơn 12 năm kinh nghiệm, từng là kỹ sư trưởng phần mềm cho một công ty quốc phòng của Israel.
Selex nhắm đến thiết kế các xe điện phục vụ lĩnh vực logistics, có thể vận chuyển tải trọng nặng hơn và to hơn so với xe chở khách thông thường. Startup này tự tin việc sở hữu thiết kế và công nghệ IoT bản quyền giúp họ cung cấp sản phẩm có giá cạnh tranh, tiết kiệm 50% chi phí bảo trì và 25% chi phí nhiên liệu.
Selex cũng nhắm đến giải pháp pin linh động dựa vào thiết kế cho hệ thống đổi pin mở, tương thích với 80% loại xe điện trên thị trường hiện nay, có thể dùng chung giữa các hãng xe.
Hiện Selex đang hợp tác với Viettel Post và Lazada Logistics thiết lập các trạm đổi pin trên toàn quốc. Một nhà máy mới sản xuất cả phương tiện điện và pin sẽ được thành lập hướng tới tự chủ phát triển và sản xuất xe điện, pin cũng như hạ tầng năng lượng đi kèm.
Việt Nam là thị trường xe máy lớn thứ tư thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia) với hơn 50 triệu xe hoạt động, ước tính lượng xăng tiêu thụ khoảng 5 tỉ USD hàng năm và tạo ra một nửa lượng khí thải carbon trong các loại phương tiện giao thông.
2 năm trước
Tân Cảng Gài Gòn: Sếu đầu đàn3 năm trước
Tesla đẩy mạnh tái chế pin xe hơi điện2 năm trước
Fisker nhắm đến sản xuất xe điện giá rẻ