Relocalize sẽ hợp tác với Southeastern Grocers để đặt các nhà máy sản xuất nước đá làm từ thùng container bên ngoài trung tâm phân phối.
Công ty khởi nghiệp Canada Relocalize có kế hoạch hợp tác với Southeastern Grocers – chủ sở hữu của các chuỗi siêu thị Winn-Dixie và Fresco y Mas stores đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất nước đá tự động hóa đầu tiên làm từ container ở Florida, Mỹ.
Trả lời Forbes, Wayne McIntyre – nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Relocalize – chia sẻ, nước đá, với đặc tính nặng, chi phí sản xuất tốn kém, khó vận chuyển và tác động xấu đến môi trường là phép thử hoàn hảo cho nhà máy cỡ nhỏ và ứng dụng công nghệ cao.
“Tại sao chúng tôi lại để nước bên trong thùng container. Việc điện hóa phương tiện đang thu hút sự chú ý từ mọi người, và sẽ như thế nào nếu chúng tôi bỏ qua điều đó? Nhà máy di động vừa và nhỏ (microfactory) là sự thay thế cho xe điện,” ông cho biết.
Relocalize sẽ đặt nhà máy bên ngoài các trung tâm phân phối thuộc sở hữu của Southeastern Grocers, một trong những công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ với doanh thu 9 tỉ USD từ 420 cửa hàng Winn-Dixie, Fresco y Mas và Harveys. Trả lời Forbes qua email, CEO Anthony Hucker, cũng giữ vai trò cố vấn cho Relocalize, cho biết quan hệ hợp tác giữa Southeastern Grocers và Relocalize sẽ bắt đầu từ việc lựa chọn cửa hàng tại Jacksonville, Florida. Ông nhận định mô hình microfactory sẽ giúp công ty giảm bớt khâu vận chuyển trung gian, từ đó giảm lượng khí thải carbon, nước thải và rác thải.
McIntyre ghi nhận Relocalize có thể tiết kiệm 30% chi phí sản xuất nước đá và giảm 90% lượng khí thải carbon từ quá trình vận chuyển khi đặt nhà máy tự động hóa cỡ nhỏ gần khách hàng. “Tầm nhìn của chúng tôi là lắp đặt hàng nghìn nhà máy microfactoy tại Bắc Mỹ và trên toàn thế giới,” ông cho biết.
Khi tàu vận tải container chất đầy hàng hóa, chi phí thuê container, bao gồm những container chỉ mới có một chuyến đi, đang giảm xuống. McIntyre cho biết Relocalize đã trả số tiền 7.329 USD để thuê container kích thước 40 feet vào tháng 10.2022 và kỳ vọng chi phí sẽ giảm 50% vào năm 2023.
Còn chi phí dành cho container tiêu chuẩn 20 feet chỉ bằng 50%, thấp hơn nhiều so với thời điểm bùng phát dịch COVID-19 khi các nhà bán lẻ tranh giành chỗ đặt container để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc.
Tuy những thùng container đã được dùng làm nhà tắm, trường học và thậm chí nhà ở, nhưng sử dụng làm nhà máy công nghệ cao là điều tương đối mới lạ.
“Chúng tôi đã ghi nhận mức một số container có chi phí thấp nhất trong một thập niên qua,” Paul Rathnam, sáng lập công ty Modpools xây dựng hồ bơi cao cấp từ container và mỗi năm đặt mua hơn 500 thùng container. Chi phí container thường chiếm rất thấp trong tổng chi phí trang bị thêm, đặc biệt với nhà máy công nghệ cao.
Tuy những thùng container đã được dùng làm nhà tắm, trường học và thậm chí nhà ở, nhưng sử dụng làm nhà máy công nghệ cao là điều tương đối mới lạ. Đó là vì các hãng sản xuất gặp khó khăn trong việc tháo gỡ nút thắt trong chuỗi cung ứng và tìm cách đưa nhà máy đến gần khách hàng. Khác với các cơ sở truyền thống, container có thể dễ dàng vận chuyển bằng tàu, xe tải hoặc máy bay và có thể đặt hay di chuyển bất kỳ lúc nào khách hàng muốn.
Trong khi Relocalize phục thuộc vào container đã qua sử dụng, các nhà máy khác cần dùng container mới. Hãng sản xuất vaccine COVID-19 BioNTech dùng 50 container để xây dựng nhà máy sản xuất vaccine mRNA và đã vận chuyển đến Rwanda. BioTech có kế hoạch triển khai mô hình này tại các quốc gia châu Phi khác. Unilever, có hơn 300 nhà máy đặt tại 69 quốc gia, bắt đầu sản xuất thử nghiệm nhà máy làm bằng container cao 40 feet từ năm 2021.
Hiện nay, công ty đã đưa vào vận hành 6 nhà máy di động cỡ nhỏ tại Ấn Độ để sản xuất 150 món đồ khác nhau, công suất 5.000 sản phẩm. ExOne – công ty chuyên về in 3-D đã nhận 1,6 triệu USD từ Bộ Quốc phòng Mỹ để xây dựng nhà máy sản xuất vũ khí và khí tài quân sự sử dụng công nghệ in 3-D làm từ container, có thể triển khai trong tình huống xảy ra chiến sự và cứu trợ thiên tai.
“Bạn có thể đặt, di chuyển và điều chỉnh quy mô một cách nhanh chóng. Thùng container có lợi thế về tính linh hoạt và thời gian lắp đặt, điều mà chưa một doanh nghiệp nào nghĩ đến cho việc sản xuất dược phẩm,” Sierk Poetting, giám đốc vận hành (COO) của BioNTech, chia sẻ với Forbes.
Mặc dù không thể thay thế cơ sở truyền thống về sản xuất theo quy mô lớn, song nhà máy làm từ container sẽ được nhân rộng khi các nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn và tránh những vấn đề về chuỗi cung ứng. Đơn cử như BioNTech nhận ra nhà máy cỡ nhỏ có thể được dùng để sản xuất vaccine điều trị cúm hoặc sốt rét tại châu Phi, và Unilever kỳ vọng sẽ mở rộng mô hình này tới các nước khác ngoài Ấn Độ, bao gồm Mỹ. McIntyre cho biết “Tuy vẫn đang trong giai đoạn đầu, tôi thực tin rằng mô hình này có thể mang đến sức ảnh hưởng to lớn.”