Ngày 16.3, công ty dược phẩm khổng lồ Sanofi công bố sẽ giảm 78% giá thuốc insulin kê đơn phổ biến nhất để đảm bảo người dân chỉ trả tối đa 35 USD/tháng cho thuốc insulin.
Sanofi là hãng sản xuất thuốc thứ ba — theo sau Eli Lilly và Novo Nordisk — giảm giá insulin vào tháng này, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm giá thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.
Trong thông báo, Sanofi cho biết sẽ giảm 78% giá niêm yết của thuốc trị bệnh đái tháo đường Lantus và giảm 70% sản phẩm insulin Apidra bắt đầu từ đầu năm 2024.
Hãng dược có trụ sở tại Paris cũng thông báo sẽ giới hạn mức trần chi trả Lantus 35USD cho bệnh nhân tham gia bảo hiểm thương mại.
Động thái này diễn ra sau hai tuần Eli Lilly thông báo giảm 70% chi phí cho sản phẩm insulin phổ biến nhất, Humalog, đồng thời cho biết họ sẽ giới hạn trong mức trần tự chi trả hằng tháng 35 USD.
Tương tự, trong đầu tuần này, Novo Nordisk cho biết công ty dự định giảm tới 75% giá của các sản phẩm insulin và giảm 65% giá thành của những sản phẩm thương hiệu Novolin và Levimir.
Tháng 6 năm ngoái, Sanofi công bố sẽ đưa ra một phiên bản insulin Lantus không có nhãn hiệu với mức giảm 60% so với giá thông thường, đồng thời công ty sẽ giới hạn mức trần chi trả 35 USD cho bệnh nhân không tham gia bảo hiểm.
Sau hai tháng, Quốc hội thông qua mức trần chi phí tự trả 35 USD/tháng cho bệnh nhân tham gia bảo hiểm Medicare Phần D mua insulin theo đạo luật Giảm lạm phát.
Tháng trước, Tổng thống Joe Biden kêu gọi các hãng dược giảm giá, lập luận rằng, “hãng dược phẩm lớn chưa công bằng khi đưa ra giá hàng trăm đô la cho mọi người” trong khi “thu về lợi nhuận kỉ lục,” đồng thời nói thêm “nên dừng lại.”
Ngày 16.3, Olivier Bogillot, giám đốc y khoa của Sanofi ở Hoa Kỳ, cho biết giá giảm sẽ “tăng khả năng tiếp cận cũng như chi trả cho hàng triệu bệnh nhân trong nhiều năm.”
Tổng chưởng lý California Rob Bonta đệ đơn kiện Sanofi, Eli Lilly và Novo Nordisk hồi tháng Giêng vì cho rằng các hãng dược có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi sử dụng các chiến thuật “bất hợp pháp, không công bằng và lừa đảo” để tăng giá insulin.
Bonta cáo buộc các hãng, cũng như các công ty quản lý quyền lợi nhà thuốc CVS Caremark, Express Scripts và OptumRx, làm tăng giá thuốc trị đái tháo đường một cách “không thể chấp nhận được và gượng gạo.”
California cùng với các tiểu bang khác, bao gồm Arkansas, Minnesota, Mississippi và Kansas kiện các hãng ra tòa vì giá insulin cao.
Mức chi cho insulin trung bình mỗi tháng 98,70 USD, theo đánh giá của Rand Corporation năm 2021—cao hơn tám lần so với mức chi ở Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản và Vương quốc Anh. Hơn 37 triệu người Mỹ—chiếm khoảng 11% dân số của Hoa Kỳ- mắc bệnh đái tháo đường, trong đó 8,4 triệu người Mỹ phải dùng insulin, theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Chuyên gia khuyến cáo về mối nguy hại mới từ chất ngọt nhân tạo
Sanofi tái định vị thương hiệu và hướng đi ở Việt Nam
1 năm trước
Giá nhà ở Hoa Kỳ tăng trở lại sau nhiều đợt giảm1 năm trước
Thị giá của Snap đã giảm hơn 110 tỉ USD