Nvidia trở thành công ty giá trị nhất thế giới nhờ cổ phiếu Nvidia tăng mạnh trong nhiều tháng qua, nâng vốn hóa của nhà thiết kế chip lên 3.330 tỉ USD, cao hơn cả Microsoft và Apple.
Chiều 18.6, giá cổ phiếu Nvidia tăng hơn 3% lên khoảng 135,65 USD, trong khi giá cổ phiếu Microsoft giảm 1% xuống mức 447,58 USD. Với mức đó, vốn hóa của Nvidia tăng lên tới 3.330 tỉ USD và vốn hóa của Microsoft đạt 3.320 tỉ USD.
Nvidia gần đây đã chia tách cổ phiếu, kéo giá giảm từ 1.210 USU/cổ phiếu xuống còn khoảng 120 USD/cổ phiếu. Từ khi chia tách cổ phiếu đến nay, giá tăng khoảng 12%.
Đầu năm 2024, vốn hóa của Nvidia chỉ đạt 1.200 tỉ USD, chưa bằng một nửa giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft và Apple vào thời điểm đó. Từ đầu năm đến nay, vốn hóa của Nvidia tăng vọt nhờ giá cổ phiếu tăng lên mức 48,17 USD (tiếp tục tăng đến khi chia tách cổ phiếu).
Forbes ước tính Hoàng Nhân Huân (Jensen Huang), CEO của Nvidia, hiện sở hữu khối tài sản 118,8 tỉ USD, nhờ đó ông trở thành người giàu thứ 11 trên thế giới – thứ hạng cao nhất ông đạt được trong danh sách tỉ phú được cập nhật theo thời gian thực.
Nvidia trở thành công ty giá trị nhất thế giới nhờ “cơn sốt” trí tuệ nhân tạo khiến chip và bộ xử lý đồ họa của hãng ngày càng có giá trị đối với các công ty công nghệ như Microsoft, Meta, Amazon và Alphabet.
Theo dữ liệu về chuỗi cung ứng của Bloomberg, Microsoft đóng góp 15% vào doanh thu của Nvidia. CNBC trích dẫn thông tin của công ty dịch vụ tài chính Mizuho Securities cho biết Nvidia nắm giữ 70% – 95% thị phần chip AI.
Nvidia báo cáo lợi nhuận ròng 8,4 tỉ USD trong năm tài chính 2023. Hãng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Các chuyên gia phân tích dự đoán lợi nhuận của hãng sẽ cao hơn lợi nhuận của Apple chỉ trong 4 năm tới.
Biên dịch: Gia Nhi
———————-
Xem thêm:
Cổ phiếu Nvidia đạt mức cao nhất, tăng 315%
Nvidia sắp đạt được mức vốn hóa 1 ngàn tỉ USD
2 năm trước
Apple đạt ngưỡng 900 triệu thuê bao trả phí7 tháng trước
Vốn hóa thị trường của Apple vượt ngưỡng 3.000 tỉ USD3 năm trước
Mạng xã hội LinkedIn rời thị trường Trung Quốc