Hai mối đe dọa lớn gồm hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế và kiểm soát giá thuốc đang tác động mạnh đến doanh thu của ngành dược phẩm sinh học ở Hoa Kỳ.
Gần đây ngành dược phẩm sinh học đưa ra nhiều loại thuốc mới thực sự xuất sắc. Trong thời gian từ năm 2017 đến 2022, cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt 287 loại thuốc mới bao gồm nhiều thuốc điều trị ung thư, bệnh hiếm gặp, đái tháo đường, béo phì và thậm chí cả bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, ngành này cũng cung cấp cho chúng ta nhiều loại vaccine cũng như thuốc điều trị COVID-19 để vượt qua đại dịch khủng khiếp nhất trong 100 năm qua. Tất cả những thành tựu này đã giúp ích cho hàng tỉ người trên thế giới.
Về lý thuyết, ngành dược phẩm sinh học đang ở giữa giai đoạn phát triển mạnh để định vị đạt được những thành tựu lớn hơn. Thay vào đó, ngành đang phải đối mặt với hai mối đe dọa lớn có thể sẽ hạn chế tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Mối đe dọa đầu tiên là vấn đề liên quan đến bằng sáng chế. Đây vốn là thách thức lớn nhất của ngành từ trước đến giờ. Theo mô tả của biên tập viên Meagan Parrish trong tạp chí PharmaVoice, 190 loại thuốc đóng góp doanh thu 236 tỉ USD cho ngành sẽ hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế vào năm 2030. Trong đó, có một số loại thuốc bán chạy nhất từ trước đến giờ như Humira của AbbVie, Keytruda của Merck và Trulicity của Lilly.
Vì thế, các công ty trong ngành phải luôn đổi mới danh mục sản phẩm với nhiều loại thuốc mới để bổ sung cho những sản phẩm cũ, giúp duy trì doanh thu và tăng trưởng. Đây là một thử thách khá khó khăn, khiến những giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển lo lắng suốt đêm.
Tuy nhiên, công chúng lại không đánh giá cao bản chất hữu hạn của danh mục sản phẩm của công ty. Trớ trêu thay, vào thời điểm mà mọi người kêu gọi kiểm soát giá thuốc, ít ai nhận ra rằng chúng ta đã có sẵn biện pháp kiểm soát giá.
Khi một loại thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế, thì giá của loại thuốc đó sẽ giảm hơn nhiều. Vì vậy những loại thuốc được bảo hộ độc quyền này chỉ góp một phần làm tăng gánh nặng y tế.
Hãy so giá thuốc với chi phí thay khớp gối và háng. Những phẫu thuật này tiêu tốn 40.000 USD mỗi năm. Ngoài ra, chi phí này sẽ tiếp tục tăng 5% trở lên hằng năm. Đáng chú ý là những phẫu thuật này không giống như thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế, các nhà sản xuất khác có thể sản xuất thuốc tương tự để đưa ra giá rẻ hơn.
Mối đe dọa thứ hai mà ngành dược phẩm sinh học đối mặt là kiểm soát giá. Nhờ đạo luật Giảm lạm phát (IRA), chính phủ sẽ sớm ấn định giá cho các loại thuốc cụ thể được Medicare chi trả. Vital Transformation (VT), một tổ chức tư vấn chăm sóc sức khỏe độc lập, thực hiện nghiên cứu về mức tác động của IRA lên cả doanh thu và sản lượng của các loại thuốc mới. Kết quả thật ấn tượng.
VT đã mô hình hóa tác động của IRA đối với 200 loại thuốc sinh học và phân tử nhỏ hàng đầu. Kết quả cho thấy 92 loại thuốc (của 41 công ty dược phẩm sinh học) sẽ bị ảnh hưởng trong 10 năm tới. VT ước tính rằng trong mỗi liệu pháp, doanh thu của thuốc sinh học và phân tử nhỏ trung bình sẽ giảm tương ứng 4,9 tỉ USD và 4 tỉ USD.
Các nhà phê bình trong ngành sẽ phản bác rằng đây không phải là vấn đề lớn vì ngành dược phẩm sinh học thu về lợi nhuận quá cao. Nhưng theo dữ liệu của trường kinh doanh Stern thuộc đại học New York mà VT trích dẫn, ngành dược phẩm đứng thứ 92 trong bảng xếp hạng các ngành có biên lợi nhuận cao.
Biên lợi nhuận ròng của ngành dược phẩm đạt 18%, thấp hơn nhiều so với ngành ngân hàng (30%), ngành đường sắt (28%), ngành dầu khí (26%), thuốc lá (23%) và thiết bị bán dẫn (23%). Biên lợi nhuận ròng của ngành dược phẩm cao hơn một chút với biên lợi nhuận của ngành nước giải khát (15%).
Hai mối đe dọa này cùng tác động mạnh đến doanh thu của ngành dược phẩm sinh học. Đối với một ngành đầu tư trực tiếp tới 25% doanh thu vào những hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), mức ảnh hưởng này đang tàn phá ngành. Những dự báo này chỉ ra rằng sẽ có khoảng 160 tỉ USD đầu tư vào R&D vào thời điểm với nhiều cơ hội để thực hiện những nghiên cứu mang tính đột phá trong điều trị so với trước đây.
Nếu không cần thiết, ngành này sẽ phải cắt giảm đáng kể các hoạt động R&D, địa điểm nghiên cứu, lĩnh vực điều trị và việc làm. Các địa điểm nghiên cứu ở Ann Arbor, Pháp và Nhật Bản đã đóng cửa. Nhiều lĩnh vực trị liệu như khoa học thần kinh, thuốc chống nhiễm trùng và tim mạch ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, hàng trăm công việc R&D đã không còn nữa.
Còn nhiều điều tồi tệ hơn nữa đang xảy ra. Chẳng hạn như, khi thuốc Lipitor của Pfizer (doanh thu cao nhất đạt 12,9 tỉ USD), hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế vào năm 2007, thì doanh thu của loại thuốc này giảm hơn 90% trong 12 tháng. Đó cũng chính là điều đang xảy ra cho những loại thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền khác.
Biên dịch: Gia Nhi
———————-
Xem thêm:
Lí do nhiều hãng dược lớn chi ngày càng nhiều cho quảng cáo thuốc có hiệu quả điều trị thấp
Nhờ đại dịch, tài sản anh em tỉ phú hãng dược Ấn Độ tăng thêm 44%
Các hãng dược Ấn Độ sẵn sàng đưa thuốc kháng virus ra thị trường