Netflix và TikTok đang cạnh tranh với nhau để giành “miếng bánh” thị phần lớn trên thị trường dịch vụ trực tuyến.
Nhìn từ bên ngoài, Netflix và TikTok không giống như những đối thủ, nhưng trên thực tế, họ đang cạnh tranh nhau.
Một bên phát triển dịch vụ xem phim trên màn hình lớn, còn một bên tập trung tạo video trên màn hình nhỏ. Một bên cung cấp dịch vụ xem phim dài còn bên kia tập trung vào những video ngắn. Một bên chi hàng tỉ đô la Mỹ để phát triển nội dung trong khi bên kia cung cấp hàng triệu giờ video trực tuyến miễn phí. Một bên tính phí còn bên kia miễn phí và hoạt động nhờ quảng cáo.
“Bạn thật sự đang cố gắng thu hút người xem nhưng họ lại có nhiều ứng dụng lựa chọn để xem video hay phim, phải không?” Ted Krantz, CEO của Data.ai, cho biết.
Tất nhiên, không chỉ có Netflix cạnh tranh với TikTok mà còn là cuộc cạnh tranh giữa tất cả ứng dụng OTT (phim và truyền hình được cung cấp qua đường truyền internet tốc độ cao thay vì các phương tiện truyền thống như truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh) cũng như nền tảng phát trực tuyến, giữa Disney+ với HBO Max, Apple TV+ với Peacock, Hulu, Amazon Prime, và những mạng xã hội khác. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa tính năng Reels tạo video ngắn trên Facebook/Meta, Shorts trên YouTube, Triller, Likee, Snapchat, cùng với những ứng dụng khác.
Tuy nhiên, mặc dù lượng thuê bao đăng ký mới của Netflix gần đây giảm sau COVID-19 nhưng doanh nghiệp phát trực tiếp khổng lồ này vẫn thu hút nhiều khách hàng hơn so với ứng dụng OTT khác. Và rõ ràng TikTok, đạt lợi nhuận cao nhất so với các ứng dụng khác, với doanh thu 840 triệu USD, hiện giờ trở thành ứng dụng giải trí/ xã hội/ video lớn nhất cho dù YouTube và Meta nỗ lực hết sức.
“Ngành công nghiệp phim ảnh đang chịu tác động nặng nề. Không còn nhiều người xem phim trên những tivi lớn tại nhà cùng với hệ thống âm thanh xung quanh, phải không?” Krantz nói với tôi gần đây trên podcast TechFirst. “Tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ Z, đang dành nhiều thời gian trên thiết bị di động để xem nội dung.”
Theo thông tin Data.ai chia sẻ trong báo cáo gần đây, bên cạnh game, ứng dụng OTT/ nền tảng phát trực tuyến được xem nhiều nhất trên điện thoại di động. Vì vậy, những chương trình truyền hình vẫn thu hút người xem, và Netflix cũng như công ty không chỉ phát phim mà còn nhiều chương trình truyền hình.
Thách thức là mô hình kinh doanh của họ là tốn kém khi tạo nội dung cho người dùng tính phí – đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính hơn so với TikTok, Meta hay Snapchat. Ngoài ra, bộ sưu tập phim và chương trình trên Netflix ít hơn so với Disney or HBO. Bên cạnh đó, mô hình sử dụng dịch vụ quảng cáo mà Netflix cho biết thực hiện, sẽ cần có thời gian và độ tập trung, nhưng có khả năng làm giảm giá trị của sản phẩm đang thu hút được hơn 220 triệu thuê bao.
Data.ai cho biết người xem dành thời gian trên OTT gấp ba lần so với những ứng dụng video ngắn.
Nhưng điều đó không phải đúng ở tất cả lứa tuổi, Krantz cho biết thêm.
Hiện có một ngành khổng lồ khác thu hút nhiều người chơi và đạt doanh thu cao: game. Ngành này đang mở rộng hoạt động nhờ vào phát triển video cùng với những buổi hòa nhạc cho nhiều nhóm xã hội.
“Đối thủ cạnh tranh thứ ba là ngành game. Đây vẫn là ngành lớn nhất. Và những công ty phát triển game đang chuyển hướng sang lĩnh vực truyền thông và giải trí. Điều này giống như một trận thi đấu vật Mỹ.”
Điều đó có thể giải thích lí do giải thích Netflix mở rộng hoạt động sang lĩnh vực game năm ngoái. Hiện tại, dịch vụ game có mặt ở 190 nước. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các nền tảng phát trực tuyến và ứng dụng mạng xã hội video phát triển dịch vụ lộn xộn mà không thể dự đoán trước được.
Công ty nào mở rộng hoạt động sang lĩnh vực giải trí sẽ chiến thắng. Chúng ta đều biết hầu hết mọi người dành nhiều thời gian chơi game và sử dụng điện thoại hơn so với xem phim lẫn chương trình truyền hình. Điều đó không có gì mới: xu hướng này đã được phát triển 10 năm.
Tuy nhiên, mặc dù thanh thiếu niên có thể không xem phim tại rạp nhưng nhiều người vẫn dành nhiều thời gian xem chương trình truyền hình dài trên YouTube.
Đó chính xác là lý do tại sao những ứng dụng mạng xã hội video dường như cạnh tranh phát triển những dịch vụ giống nhau: TikTok hiện cũng chuyển sang video dài hơn, YouTube nỗ lực phát triển tính năng tạo video ngắn Shorts và Netflix đang nhắm đến nhiều lựa chọn để thực hiện những cách thức nhằm tăng lượng thuê bao. Ngoài ra, Spotify cũng đã bổ sung video vào podcast hoặc Meta/Facebook cố gắng chuyển toàn bộ cuộc trò chuyện – và mô hình tính phí cho những gì sử dụng- sang thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường trong metaverse (vũ trụ ảo).
Thập niên tiếp theo sẽ rất thú vị.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Cổ phiếu Netflix giảm xuống mức thấp nhất hai năm qua
Facebook đang thua trong cuộc canh tranh với TikTok
Những TikToker có thu nhập cao nhất năm 2021
1 năm trước
1 năm trước
Thị giá của Snap đã giảm hơn 110 tỉ USD3 năm trước
Những YouTuber có thu nhập cao nhất năm 2021