Tổng giá trị giao dịch trên các kênh thương mại điện tử (e-commerce GMV) toàn khu vực dự báo tăng khoảng 1,8 lần so với năm 2020, đạt 132 tỉ USD vào cuối năm nay.
Dữ liệu theo báo cáo “Đông Nam Á-Ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số” do Facebook và Bain&Company công bố.
Theo đó, với mức tăng trưởng khoảng 14% mỗi năm trong năm năm tới, tổng giá trị giao dịch trên các kênh này sẽ đạt tới 254 tỉ USD vào năm 2026. Báo cáo cho thấy, cứ 10 người dân Đông Nam Á từ 15 tuổi trở lên sẽ có 8 người dùng số (digital consumer) vào cuối năm nay.
Như vậy, khoảng 78% dân số trên 15 tuổi, tương ứng 350 triệu người dân Đông Nam Á sẽ trở thành người tiêu dùng số. Việt Nam đứng thứ hai về mức độ tăng trưởng của nhóm người tiêu dùng mới, khoảng 8%, tương đương 4 triệu người. Tương đương với quy mô người dùng số tại Việt Nam khoảng 53 triệu, đứng sau mức tăng trưởng của Indonesia với 15%.
Đi cùng với mức tăng về số người dùng, báo cáo cũng cho biết người dùng số có xu hướng chi tiêu nhiều hơn trong đại dịch. Tổng chi tiêu của mỗi cá nhân lẫn doanh số bán hàng từ các kênh thương mại điện tử đều ghi nhận tăng trưởng theo từng năm.
Mức chi tiêu trung bình của mỗi cá nhân từ 238 USD năm 2020 sẽ tăng lên 381 USD cuối năm nay. Con số này có thể tăng thêm khoảng 1,7 lần vào năm 2026 và gấp 5 lần so với mức trung bình trước dịch (2019).
Việt Nam, Philippines và Indonesia là ba quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất trong 5 năm tới. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch trên các kênh e-commerce tại Việt Nam dự kiến tăng gấp 4,5 lần từ đây tới năm 2026, con số tương ứng ở Philippines là 3,8 và Indonesia là 1,6 lần.
Cũng theo báo cáo, tới cuối năm 2021, tất cả các ngành hàng trên kênh trực tuyến dự kiến đều tăng trưởng gần gấp đôi – cao hơn cả mức tăng của năm ngoái. Riêng hàng bách hóa trực tuyến sẽ giữ mức tăng trưởng gấp ba lần trong hai năm liên tiếp.
Các nhà phân tích đưa ra dự báo về một cột mốc mới cho khu vực Đông Nam Á: Tới cuối năm nay, một nửa doanh số của ngành hàng điện tử tiêu dùng và phụ kiện sẽ tới từ kênh trực tuyến.
1 năm trước
Cơn sốt TikTok Shop: Quả ngọt nhưng khó hái3 năm trước
Startup quà tặng UrBox nhận đầu tư 2,2 triệu USD