Lối sống

Một thử nghiệm kiểm tra nhận thức về nghệ thuật của người xem

Một thử nghiệm cho thấy tác phẩm có được xem là nghệ thuật hay không phụ thuộc vào nhận thức của người xem.

Share
this:

Hình thức nghệ thuật Readymades (tác phẩm tái tạo) của Marcel Duchamp tạo cảm hứng cho một nhóm nhà nghiên cứu châu Âu bắt đầu tìm hiểu tỉ mỉ câu hỏi “Có phải là Nghệ thuật không?” vì những tác phẩm tạo nên theo hình thức này thể hiện tính thẩm mỹ và được xem nghệ thuật hay không phụ thuộc vào nhận thức của người xem.

Nhà tiên phong của trường phái Dada thách thức những giả định lâu đời về nghệ thuật là gì, và cách thức nên được tạo ra. Bỏ qua việc miêu tả các vật thể trong hội họa, Duchamp bắt đầu biến vật thể được sản xuất hàng loạt như tác phẩm nghệ thuật và đặt tên cho chúng.

[Trái] Tác phẩm Đài phun nước của Marcel Duchamp ra mắt vào năm 1917, từ Wikimedia Commons, [Phải] Duchamp hút thuốc trước tác phẩm nghệ thuật Đài phun nước trong buổi triển lãm Duchamp Retrospective tại Bảo tàng Nghệ thuật Pasadena vào năm 1963. Ảnh: Image Source: Hammockmagazine.Ge/Forbes

“Nghệ sĩ đơn thuần lựa chọn một vật dụng bình thường để nâng cấp lên thành tác phẩm nghệ thuật,” Duchamp cho biết.

Dựa vào thử nghiệm của nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi cụ thể “nhận thức của người xem có khác nhau không nếu họ nghĩ đang xem tác phẩm nghệ thuật thay vì hình ảnh phi nghệ thuật?”

Frank Papenmeier (đại học Eberhard Karls Tübingen), Gerald Dagit và Christoph Wagner (đại học Regensburg), và Stephan Schwan (viện nghiên cứu Leibniz-Institut für Wissensmedien, Tübingen, Đức) giới thiệu cho người xem bộ tranh trừu tượng mơ hồ cùng với nhiều hình ảnh khoa học tương tự đồng thời tuyên bố chúng là tác phẩm nghệ thuật hoặc hình ảnh từ các ấn phẩm khoa học, để xác định mức ảnh hưởng đến cách nhìn, hành vi và đánh giá thẩm mỹ của người xem.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những mô hình gần đây về nhận thức lẫn phán đoán nghệ thuật giả định có sự tương tác chặt chẽ giữa nhiều quá trình xem từ dưới lên và từ trên xuống. Quá trình xử lý ảnh được kích hoạt bởi các đặc điểm của một hình ảnh nhất định (chẳng hạn như hình dạng, màu sắc lẫn bố cục chính thức được sử dụng để miêu tả đồ vật, con người cùng với khung cảnh), cũng như bối cảnh người xem đang trải nghiệm.

Nhà nghiên cứu tiến hành ba cuộc thử nghiệm, trong đó thử nghiệm đầu tiên đóng khung những hình ảnh nói với người xem không am hiểu nhiều về nghệ thuật rằng chúng là tác phẩm nghệ thuật hoặc hình ảnh miêu tả khoa học. Thử nghiệm thứ hai đo lường chuyển động mắt của những người xem không am hiểu nhiều về nghệ thuật này cũng như đánh giá thẩm mỹ của họ về những hình ảnh đó (tác phẩm nghệ thuật cùng với hình ảnh miêu tả khoa học). Họ nói với một nhóm người tham gia rằng tất cả các hình ảnh đều là tác phẩm nghệ thuật đồng thời nói với nhóm người tham gia khác rằng tất cả các hình ảnh đều là miêu tả khoa học. Kết quả cho thấy người xem nhìn chằm chằm do hình ảnh tác động đến hơn là do đóng khung hình ảnh.

Tính chất mơ hồ giữa nghệ thuật hay phi nghệ thuật có thể làm cho người xem không am hiểu nhiều về nghệ thuật đặt ra câu hỏi “Đó có phải là nghệ thuật không?” và có thể phụ thuộc vào cách cảm nhận của người xem để trả lời có hay không, các nhà nghiên cứu lưu ý.

“Kết quả cho thấy rằng sự phân biệt rõ ràng giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật thực sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi nhìn cũng như đánh giá thẩm mỹ của người xem không am hiểu về nghệ thuật, nhưng ảnh hưởng này cơ bản theo cách nhìn từ dưới lên bởi sự khác biệt tinh tế về hình thức bên ngoài thay vì mức ảnh hưởng từ trên xuống do lược đồ nghệ thuật nhận thức đặc trưng,” nhà nghiên cứu cho biết.

Biên dịch: Gia Nhi