Một phụ nữ dường như khỏi bệnh HIV sau khi ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn, theo công bố của các nhà khoa học ngày 16.3.
Đến hiện tại chỉ một số ít người khỏi HIV nhờ quy trình điều trị mới giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh cho nhiều người hơn so với các phương pháp điều trị khác.
Một phụ nữ trung niên- được gọi là “bệnh nhân New York” để bảo vệ quyền riêng tư – dường như khỏi HIV sau khi ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu, các nhà nghiên cứu đã viết trong báo cáo trường hợp y khoa đăng trên tạp chí Cell.
Bệnh nhân không còn virus HIV trong cơ thể từ năm 2017 và dừng thuốc ức chế virus, có thể là người phụ nữ đầu tiên được chữa khỏi, mặc dù các nhà nghiên cứu mô tả trường hợp của bà là một trường hợp thuyên giảm tải lượng virus trong thời gian dài.
Chỉ có ba người được xác nhận là không còn mang trong người virus HIV—một người khác đang trong thời gian giảm tải lượng virus mong đợi là người tiếp theo khỏi bệnh HIV—tất cả đều không còn virus trong cơ thể sau khi ghép tủy xương từ những người hiến tặng có khả năng kháng HIV tự nhiên.
Vì rất hiếm đột biến tạo ra khả năng kháng HIV- mặc dù ít hơn ở người da trắng – và người hiến tặng tế bào gốc phải phù hợp với bệnh nhân, bao gồm cả chủng tộc và sắc tộc, nên các nhà nghiên cứu cho biết rất khó tìm được người hiến tặng kháng HIV phù hợp cho bệnh nhân da màu.
Đồng trưởng nhóm nghiên cứu, Yvonne Bryson, giáo sư nhi khoa tại UCLA cho biết, tế bào gốc từ máu cuống rốn có sẵn hơn đồng thời không cần phải phù hợp hoàn toàn như tế bào trưởng thành, nhờ đó “mang đến nhiều cơ hội” cho bệnh nhân nhiễm HIV khỏi bệnh.
Mặc dù phương pháp điều trị này giúp bệnh nhân không còn virus HIV nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng trong thực tế ghép tế bào gốc không phải là phương pháp chữa khỏi HIV do nhiều rủi ro, xâm lấn cao và phản ứng nặng của quy trình.
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt của một số rất ít người, không có cách chữa khỏi HIV. Trong lịch sử, chẩn đoán nhiễm HIV là một bản án tử hình, nhưng ngày nay những người nhiễm virus có thể sống lâu, khỏe mạnh như người không nhiễm HIV nếu họ được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng virus.
Người bệnh chắc chắn dùng thuốc kháng virus suốt đời, để có thể làm giảm tải lượng virus xuống ngưỡng thấp đến mức không thể đếm được khi xét nghiệm, kiểm soát virus để không lây truyền sang người khác.
Những loại thuốc này cũng có thể ngăn ngừa lây nhiễm nếu người có nguy cơ lây nhiễm nhưng chưa nhiễm sử dụng —còn gọi là PrEP (điều trị dự phòng trước phơi nhiễm)—mà được ca ngợi là bước đột phá lớn trong nỗ lực phòng chống lây nhiễm HIV. Thật không may, nhiều người ở các nước nghèo hơn, những người có nguy cơ bị nhiễm hoặc nhiễm virus, thường không tiếp cận được thuốc để điều trị hoặc ngăn ngừa HIV, vì vậy HIV vẫn là nguyên nhân chính gây nên tử vong và gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới.
Các chuyên gia đang làm việc chăm chỉ để phát triển cách chữa khỏi, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm HIV, nhưng thật sự thách thức để chống lại loại virus này.
Các nhà khoa học cố gắng tạo ra vaccine HIV trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, đến hiện giờ vẫn chưa thành công. Gần đây nhất, giai đoạn cuối thử nghiệm lâm sàng của một loại vaccine được xem đầy triển vọng cũng đã thất bại. Bất chấp nhiều thất bại, các chuyên gia vẫn đang cố gắng phát triển vaccine và đang thúc đẩy nhiều phương pháp tiếp cận mới, chẳng hạn như sử dụng công nghệ mRNA sử dụng thành công trong vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer.
Hơn 40 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS từ khi đại dịch HIV bắt đầu, theo UNAIDS. Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có 1,5 triệu người nhiễm HIV vào năm 2021, nâng tổng số lên 38,4 triệu bệnh nhân nhiễm HIV tính đến năm đó.
Trong năm 2021, và khoảng 650.000 người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.
Biên dịch: Gia Nhi