Pharmaron Beijing mở rộng hoạt động trên thị trường Mỹ và Anh, tăng lợi nhuận trong năm đến 45% lên 1,7 tỉ nhân dân tệ.
Pharmaron Beijing, công ty dịch vụ nghiên cứu dược phẩm ở Trung Quốc do tỉ phú Lou Boliang điều hành, dự kiến có lợi nhuận trong năm tính đến ngày 31.12 tăng đến 45%, lên 1,7 tỉ nhân dân tệ (khoảng 265 triệu USD), nhờ doanh thu tăng và mở rộng hoạt động trên các thị trường quốc tế.
Doanh thu dự kiến tăng 7,49 tỉ nhân dân tệ so với năm 2020, theo báo cáo tài chính của công ty gửi đến sở Giao dịch chứng khoán Hong Kong ngày 21.1 sau khi kết thúc giao dịch. Pharmaron cho biết lợi nhuận ròng sẽ đạt khoảng 1,58-1,7 tỉ nhân dân tệ, so với 1,17 tỉ nhân dân tệ trong năm trước.
Pharmaron có trụ sở tại Bắc Kinh đang mở rộng thông qua việc mua lại mạng lưới toàn cầu. Công ty đã mua lại tổ chức nghiên cứu tiền lâm sàng theo hợp đồng Absorption Systems ở Pennsylvania với giá 137,5 triệu USD trong năm 2020 và trả 120 triệu USD để mua một trung tâm nghiên cứu do AbbVie Inc. ở Liverpool sở hữu hồi năm 2021.
Đầu tháng 1.2022, công ty mua Aesica Pharmaceuticals, nhà cung cấp thành phần dược phẩm hoạt động tại Newcastle, từ tập đoàn Recipharm ở Anh. Tuy nhiên, công ty không cho biết đã trả bao nhiêu để mua Aesica.
Pharmaron có 12.000 nhân viên trên toàn cầu; 80% hoạt động kinh doanh của công ty được tính bằng đô la Mỹ.
Công ty do Lou Boliang, một công dân Mỹ, làm chủ tịch với khối tài sản ước tính trị giá 1,2 tỉ USD và nằm trong Danh sách tỉ phú được Forbes cập nhật trong ngày 23.1.
Lou Boliang nhận bằng thạc sĩ khoa học trong năm 1986 và bằng tiến sĩ về hóa học hữu cơ trong năm 1989 của viện Hóa học Hữu cơ Thượng Hải . Lou là nghiên cứu sinh tại Đại học Montreal trong năm 1990-1994. Lou làm việc tại các công ty khoa học đời sống và công nghệ sinh học bao gồm Cytel và Ontogen trước khi đồng sáng lập Pharmaron vào năm 2004. Anh trai Lou Xiaoqiang, quốc tịch Trung Quốc, người đồng sáng lập Pharmaron với vợ Zhang Bei và Boliang, cũng có khối tài sản ước tính hơn 1 tỉ USD.
Pharmaron đã niêm yết tại sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến trong năm 2019 và cuối năm đó được niêm yết tại Hong Kong. Từ mức giá lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) ở Hong Kong là 39,50 HKD, giá cổ phiếu khi kết thúc phiên giao dịch trong ngày 21.1 tăng lên 112,60 HKD.
Biên dịch: Gia Nhi
2 năm trước
Pan Sutong cố gắng thoát khỏi nguy cơ phá sản2 năm trước
Apple muốn mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc2 năm trước
Giá cổ phiếu Meta tăng gần 20%