Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc bộ phận châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa cho biết, tăng trưởng ở châu Á đang chậm lại vì căng thẳng thương mại.
IMF mới hạ dự báo tăng trưởng GDP của châu Á Thái Bình Dương còn 3,9% trong năm nay, giảm 0,5% so với dự báo trước đó.
Nguyên nhân bởi thuế quan, căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và chính sách thắt chặt tiền tệ. Tất cả khiến nhu cầu xuất nhập khẩu chậm lại, tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Quan chức IMF lưu ý, căng thẳng thương mại và thuế quan, ảnh hưởng rất tiêu cực bằng nhiều cách khác nhau tới những nước có thu nhập thấp như Campuchia, Lào hoặc Myanmar. Họ sở hữu rất ít công cụ đối phó, rất ít không gian điều chỉnh chính sách, và rất ít lựa chọn để linh hoạt thị trường, nên gần như chỉ có thể chịu trận.
Nhìn về tương lai, ông Srinivasan khuyến khích các nền kinh tế châu Á thúc đẩy tiêu dùng trong nước, cân bằng mô hình tăng trưởng giữa tiêu dùng nội và xuất khẩu. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia có nhiều dư địa để làm điều này.
Vị chuyên gia IMF cũng đề xuất tăng cường hội nhập kinh tế khu vực. Trích dẫn Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ông Srinivasan khẳng định bất kỳ môi trường thương mại nào rõ ràng, ổn định và có thể dự đoán, đều rất tốt cho các nước.
Vì vậy, IMF tin rằng, các nước nên tham gia một cách thực tế mang tính xây dựng, để đạt được thỏa thuận, dù là khu vực, liên khu vực hoặc song phương.
(Biên dịch: NVP)
4 tháng trước
Phố Wall lo ngại lạm phát quay lại năm 20255 tháng trước
Ông Trump đang khiến FED thay đổi quan điểm về lãi suất?1 tuần trước
Campuchia muốn nhận thêm vốn đầu tư từ Trung Quốc1 tuần trước
Thái Lan – Campuchia ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác