Cam kết thu xếp nguồn vốn 12 tỉ USD cho vay các chương trình phát triển bền vững của HSBC
nhắm đến mục tiêu của Việt Nam đạt được mức phát thải zero vào năm 2050.
Ngân hàng HSBC Việt Nam cam kết thu xếp nguồn vốn 12 tỉ USD đến năm 2030 để tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án bền vững tại Việt Nam.
Cam kết này nằm hỗ trợ mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cam kết tại hội nghị COP26 và cần đầu tư đáng kể vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng xanh. Trong thư gửi Chính phủ Việt Nam, HSBC đã trình bày kế hoạch tài trợ về tài chính lẫn chuyên môn cho các dự án xanh, dự án phát triển bền vững trọng điểm và có tiềm năng, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải carbon của Việt Nam.
HSBC Việt Nam sẽ huy động nguồn vốn từ thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có thể cung cấp nhiều giải pháp bền vững trong lĩnh vực tín dụng xanh, tài trợ nợ, chuỗi cung ứng, thương mại, tiền gửi xanh và các sản phẩm đầu tư. Ngân hàng sẽ kết hợp giữa quy trình đánh giá rủi ro nghiêm ngặt và các tiêu chuẩn tài chính xanh quốc tế để cho vay, hỗ trợ.
Ông Tim Evans, tổng giám đốc HSBC Việt Nam chia sẻ, những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu sẽ giúp các doanh nghiệp tự tin hơn để vay và đầu tư cho các dự án phát triển bền vững. “Với sự hỗ trợ từ Chính phủ, sự sẵn sàng của các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam, kiến thức và kinh nghiệm quốc tế của HSBC trong lĩnh vực tài chính bền vững, tôi tin rằng cùng nhau, chúng ta có thể tạo nên những đóng góp rõ rệt cho mục tiêu chống biến đổi khí hậu của Việt Nam”, CEO HSBC Việt Nam nói trong thông báo.
Nghiên cứu của HSBC cho thấy, lĩnh vực phát hành nợ bền vững đạt giá trị 1.200 tỉ USD trên toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2021, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 19% và tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, 73% nhà phát hành tại châu Á cho biết họ mong muốn công ty của mình tích cực tìm kiếm lời khuyên về các vấn đề xanh, xã hội hoặc bền vững liên quan đến các giao dịch trên thị trường vốn trong 12 tháng tới, đạt tỷ lệ cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới.
Năm 2021, HSBC đã bảo lãnh phát hành các trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội, trái phiếu bền vững và trái phiếu liên kết bền vững với khối lượng giao dịch tăng gần gấp đôi so với năm 2020.
Cũng liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, hôm 24.1, hội nghị cấp cao lần thứ 4 Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) diễn ra tại Hà Nội, thảo luận những vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam.
Bà Carolyn Turk, giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chính phủ cân nhắc nhiều vấn đề.
Thứ nhất, cần xem quá trình chuyển đổi năng lượng sạch như một mục tiêu cốt lõi trong các chính sách và quy hoạch ngành, mà quan trọng nhất là Quy hoạch điện VIII.
Thứ hai, cần loại bỏ các rào cản đối với việc triển khai năng lượng tái tạo. Sự bùng nổ của điện mặt trời và điện gió theo biểu giá FiT ưu đãi đã dẫn đến việc phải cắt giảm công suất và gây bất ổn với hệ thống buộc, Việt Nam phải đẩy nhanh tiến độ thiết kế và triển khai cơ chế đấu thầu cạnh tranh để thúc đẩy ngành năng lượng phát triển.
Thứ ba, khẩn trương mở rộng và hiện đại hóa lưới điện để bắt kịp tốc độ phát triển của các công nghệ năng lượng mới.
Đặc biệt, Việt Nam sẽ cần một phương pháp tiếp cận có hệ thống để huy động lượng lớn tài chính cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng, theo ước tính của vào khoảng 12-14 tỉ USD mỗi năm. Những đổi mới kịp thời trong môi trường đầu tư sẽ thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần ban hành các quy định tạo điều kiện cho tài chính công, bao gồm phân bổ nguồn vốn ODA và các quỹ khí hậu cho ngành điện.
1 năm trước
Ngành dệt may xanh hóa đến đâu?1 năm trước
4 tháng trước