Tại Hội nghị Phát triển bền vững 2024 do Forbes Việt Nam tổ chức, Coca-Cola đã mang đến những kinh nghiệm thực tiễn từ hành trình thực hiện cam kết bền vững. Với tầm nhìn toàn diện và những giải pháp sáng tạo, phần chia sẻ của Coca-Cola đã gợi lên nhiều cảm hứng cho nỗ lực chung của cộng đồng doanh nghiệp.
Năm 2023, Hội nghị lần thứ 28 của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã đánh dấu thỏa thuận lịch sử, khởi động kỷ nguyên của các loại năng lượng thân thiện, hướng tới ngăn ngừa biến đổi khí hậu và thảm hoạ môi trường. Theo World Bank, Việt Nam sẽ gánh chịu mức thiệt hại khoảng 12-14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 nếu không có các biện pháp phát triển bền vững để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Vừa qua, Forbes Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 với chủ đề “Nền kinh tế mới”, quy tụ nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp trong không gian thảo luận cởi mở và tìm hướng đi cho xu thế phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, Coca-Cola đã mang đến những chia sẻ từ chính thực tiễn chinh phục các mục tiêu phát triển bền vững. Tại đây, Coca-Cola khẳng định “phát triển bền vững được xem là sứ mệnh”. Những nỗ lực bền bỉ được Coca-Cola tập trung thực hiện qua ba trụ cột Bao bì bền vững, Quản lý nước và Biến đổi khí hậu là minh chứng mạnh mẽ cho lời khẳng định ấy.
Với định hướng Bao bì bền vững, chiến lược “Vì một thế giới không rác thải” là hành trình mà qua đó Coca-Cola từng bước hiện thực hóa những mục tiêu gồm: sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong sản xuất bao bì; đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương 100% số lượng chai và lon bán ra.
Khởi động từ năm 2018, chiến lược này mở ra hàng loạt chuyển đổi và sáng kiến thiết thực trên cả ba hoạt động thiết kế – thu gom – hợp tác. Coca-Cola Việt Nam triển khai nhiều sáng kiến về bao bì sản phẩm. Tiêu biểu là việc thay thế chai nhựa PET màu xanh đặc trưng của Sprite bằng chai nhựa trong suốt từ năm 2021, giúp đơn giản hóa quy trình tái chế. Coca-Cola cũng ra mắt bao bì chai Coca-Cola 300ml (trừ nắp và nhãn chai) làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), giúp cắt giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới mỗi năm tại Việt Nam.
Đồng thời, Coca-Cola với vai trò là thành viên sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam, đang xúc tiến nhiều quan hệ hợp tác với các tổ chức, đối tác liên quan nhằm thúc đẩy các giải pháp thu gom – tái chế rác thải.
Coca-Cola hợp tác với GreenHub triển khai chương trình “Quản lý rác thải nhựa dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn” tại huyện Cần Giờ, TP.HCM, thành công thu gom và tái chế 152 tấn rác thải nhựa. Từ năm 2022, Coca-Cola cũng bắt tay cùng tổ chức The Ocean Cleanup triển khai giải pháp Interceptor – một hệ thống góp sức giảm thiểu rác thải nhựa đổ ra đại dương.
Coca-Cola hiểu rằng vai trò của cộng đồng là không thể thay thế trong cuộc chiến chống rác thải nhựa. Từ năm 2023, chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” được Coca-Cola triển khai với mục đích nâng cao nhận thức người dùng về những giá trị mà việc tái chế chai nhựa PET sau khi sử dụng mang lại. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi cộng đồng hành động tuần hoàn rác thải nhựa thành bao bì mới, thân thiện với môi trường.
Chiến lược Bảo đảm An ninh Nguồn nước đến năm 2030 của Coca-Cola tập trung vào ba ưu tiên: giảm tải thách thức toàn cầu về nguồn nước; tăng cường khả năng phục hồi nguồn nước công cộng hướng đến nhóm thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em; cải thiện nguồn nước ở các lưu vực chính.
Đầu năm 2024, Quỹ Coca-Cola Foundation cùng CFC hoàn thành dự án “Nước uống sạch cho trường học Việt Nam”. Với tổng kinh phí hơn 500.000 USD từ Quỹ Coca-Cola Foundation, dự án đã bàn giao 39 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các trường học tại thành phố Đà Nẵng.
Câu chuyện về hành trình đổi mới giàu sáng tạo của đại diện Coca-Cola cũng như nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường khác đã phát thảo nên một bức tranh tổng thể về hiện trạng và những khó khăn – thuận lợi mà cộng đồng doanh nghiệp đang đối diện trên con đường phát triển kinh doanh bền vững.
11 tháng trước
1 năm trước
1 tháng trước
1 năm trước
11 tháng trước
1 năm trước