Doanh thu của công ty hàng xa xỉ Kering đã tăng nhờ doanh số bán hàng của tất cả các thương hiệu đều tăng trong năm 2021.
Nhà mốt Gucci đã kết thúc năm 2021 đầy thành công, đẩy doanh thu của Kering lên 17,7 tỉ euro (tương đương 20,1 tỉ USD), tăng đến 35,2% so với năm trước.
Thương hiệu thời trang lớn nhất trong đế chế xa xỉ Kering – bao gồm Yves Saint Laurent và Bottega Veneta – đã thu về doanh thu 9,7 tỉ euro (tương đương 11,02 tỉ USD), tăng 31,2% so với năm 2020, vượt xa doanh thu trước đại dịch.
Việc ra mắt của bộ sưu tập Aria của Gucci hồi tháng 9 cùng với bộ phim House of Gucci được phát hành rầm rộ trong tháng 11 đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong quý 4, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Hợp tác ngắn hạn với các thương hiệu như The North Face cũng góp phần rất nhiều, nhưng cơn khát mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch có thể là yếu tố lớn nhất góp phần gia tăng doanh thu. “Mọi người cảm thấy mệt mỏi và không thể mua sắm trong suốt thời gian đại dịch,” Hitha Herzog, giám đốc nghiên cứu của H Squared, cho biết, “Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mặt hàng cao cấp mà còn tác động toàn lĩnh vực bán lẻ.”
Trong báo cáo thu nhập năm 2021, Kering lưu ý sáu tháng đầu tiên của đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số bán hàng toàn cầu cũng như số lượng khách ghé các cửa hàng trong các chuyến du lịch, kéo hoạt động kinh doanh giảm xuống gần 18% vào năm 2020. Nhưng đến năm ngoái, các thương hiệu bắt đầu xoay chuyển được tình hình khi người tiêu dùng háo hức mua hàng cao cấp trở lại.
Gucci không phải là thương hiệu duy nhất trong danh mục kinh doanh của Kering đạt doanh số tăng trở lại. François-Henri Pinault, chủ tịch kiêm CEO của Kering cho biết: “Tất cả các nhà mốt của chúng tôi đều có doanh số tăng mạnh, vượt quá doanh số trong năm 2019, đồng thời tăng cường tính độc quyền của hệ thống phân phối và nâng cao thêm giá trị thương hiệu.”
Doanh thu của Yves Saint Laurent đạt 2,5 tỉ euro (2,8 tỉ USD) vào năm ngoái, tăng 45% so với năm 2020. Giống như Gucci, quý 4 của hãng là quý mạnh nhất, tăng hơn 60%. Bottega Veneta — thương hiệu chuyên về thời trang của Kering đã tăng trưởng trong thời kỳ cao điểm của đại dịch trong năm 2020 — tiếp tục đà tăng trưởng của công ty với 24% trong năm 2021.
Những nhà mốt khác trong tập đoàn Pháp cũng góp phần vào sự tăng trưởng của Kering. Doanh số bán hàng của Balenciaga, Alexander McQueen và thương hiệu trang sức Pháp Boucheron cũng tăng cao.
Khi đề cập đến việc giải quyết những lo ngại về lạm phát, đầu tuần này, Louis Vuitton thông báo sẽ tăng giá trên toàn cầu để bù đắp chi phí – Pinault cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC việc tăng giá sẽ được xem xét theo từng trường hợp trước mỗi lần ra mắt bộ sưu tập mới. Nhưng ông cho biết thêm giá trung bình của sản phẩm Kering có thể sẽ tăng do chi phí cao, thuế nhập khẩu và thị trường ngoại tệ.
Giám đốc tài chính Jean-Marc Duplaix của Kering cho biết, “Vì giá một số nguyên liệu thô tăng nên tôi nghĩ các thương hiệu của chúng tôi có thể tăng giá tương ứng theo”, nhưng tăng không nhiều trong năm 2020 và năm 2021. Ông nói thêm Gucci rõ ràng có một vài “quyền định giá”.
“Mọi người cứ nói về những đợt tăng giá của các mặt hàng cao cấp này như thể sẽ tạo ra một ảnh hưởng rất lớn, nhưng cuối cùng thì ai quan tâm?” Herzog nói. “Những người mua sản phẩm Balenciaga không quan tâm đến giá.”
Sarah Davis, người sáng lập trang web bán lại đồ xa xỉ Fashionphile, chỉ ra xu hướng này cũng không có gì mới. Bà nói: “Hermès, Louis Vuitton, Gucci và Chanel đã tăng giá sản phẩm kể từ những năm 1980. Trước đây, giá túi xách và phụ kiện sang trọng đã tăng từ 2% đến 4% và 7% đến 10% tương ứng mỗi năm. Nhưng bà lưu ý tỉ lệ phần trăm và tần suất tăng giá đã cao hơn trong năm 2021.
Tin tức về doanh thu của Kering đã khiến giá cổ phiếu của công ty tăng tới 7,9% trong ngày 17.2.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm: Louis Vuitton tăng giá do chi phí tăng và lạm phát
6 tháng trước
Thời trang cao cấp gặp khó trong nửa đầu năm 20245 tháng trước
Nhiều giải pháp giúp chất liệu da giảm phát thải carbon