Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường gạo toàn cầu, đặc biệt là trong phân khúc gạo cao cấp dựa trên xu hướng tiêu dùng toàn cầu đang chuyển dịch sang các loại gạo chất lượng cao, hữu cơ và đặc sản.
Việt Nam đã xuất khẩu 9,18 triệu tấn gạo trong năm 2024, dù tăng chỉ 12,9% về lượng nhưng tăng tới 23% về giá trị so với năm 2023, kim ngạch đạt 5,75 tỷ USD, theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cchia sẻ tại Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” mới diễn ra đầu tháng 4.
Ông Ngô Hồng Phong, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, gạo Việt Nam đã khẳng định được vị thế, thương hiệu là gạo chất lượng cao trên thế giới.
“Việt Nam không chỉ là vựa gạo lớn của Đông Nam Á mà còn là vựa lúa của thế giới,” ông Phong nhận định.
Theo đó, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu chuyển dịch tích cực, với xu hướng tăng tỷ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản và các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường gạo toàn cầu, đặc biệt là trong phân khúc gạo cao cấp dựa trên xu hướng tiêu dùng toàn cầu đang chuyển dịch sang các loại gạo chất lượng cao, hữu cơ và đặc sản.
Ông Trương Mạnh Linh, Giám đốc Điều hành Ngành gạo, Tập đoàn Tân Long kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần lương thực A An cho biết, năm ngoái, Tập đoàn Tân Long xuất khẩu 5.000 tấn gạo Japonica sang thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu A An, nhờ đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.
Ngoài Nhật Bản, công ty này cũng đang phát triển thêm thị trường châu Âu, mục tiêu hướng đến 50.000 tấn trong năm 2025.
“Nếu sản lượng này so với 8 triệu tấn xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam thì ít, nhưng nếu không dịch chuyển dần vào các thị trường cao cấp thì sẽ khó khăn bởi các thị trường truyền thống của Việt Nam đang biến động nhiều, buộc phải chuyển đổi thì mới bền vững”, ông Linh chia sẻ.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu gạo Việt bên cạnh nâng cao chất lượng và giá trị thông qua công nghệ sản xuất, giống lúa mới và chiếm lĩnh thị trường.
Theo đó, các doanh nghiệp nên đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, áp dụng các quy trình sản xuất bền vững và tăng cường hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tận dụng các chính sách hỗ trợ của chính phủ và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế.
1 tháng trước
Xuất khẩu của Nhật tăng tháng thứ 4 liên tục3 năm trước
Thương mại 11 tháng vượt cả năm 20203 năm trước
Nền kinh tế nhập siêu 2 tỉ USD trong chín tháng4 tháng trước
Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng chậm trong tháng 11