multi-media / Megastory

Forbes Việt Nam số 119: Nền kinh tế tuần hoàn

Các doanh nghiệp tại Việt Nam lựa chọn con đường phát triển bền vững, ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường.

Trong 18 tháng qua chúng ta có thể cảm nhận được những chuyển động rõ nét sau cam kết của Chính phủ Việt Nam tại hội nghị COP26 về mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (net zero) vào năm 2050. Các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu vào các thị trường EU và Hoa Kỳ, ráo riết thuê các đơn vị tư vấn chuyển đổi sang sản xuất xanh, tìm cách cắt giảm các công đoạn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm. Không chỉ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp nội địa bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng vật liệu tái chế.

Mới nhất, Quy hoạch Điện VIII, hành lang phát triển của ngành năng lượng đã dành không gian đáng kể cho các loại hình năng lượng tái tạo. Những nhà đầu tư nhanh nhạy thậm chí đang tìm kiếm cơ hội sở hữu tín chỉ carbon, đón đầu cơ hội kinh doanh mới khi thị trường này hình thành trong vài năm tới. Giai đoạn hiện tại là cơ hội to lớn để Việt Nam chuyển đổi, tái cấu trúc sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. 

Sau chuyên đề Kinh tế tuần hoàn năm 2022, Forbes Việt Nam tiếp tục thực hiện chuyên đề này lần thứ hai nhằm ghi nhận những chuyển động của cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam: các sáng kiến về nền kinh tế tuần hoàn, ngành dệt may xanh hóa, thị trường tín chỉ carbon, hoạt động tái chế đồ nhựa hay chế biến phụ phẩm trong ngành thủy sản… Chúng tôi tin rằng theo thời gian, con đường phát triển bền vững sẽ là lựa chọn và đích đến của nhiều doanh nghiệp.


số báo 119: Nền kinh tế tuần hoàn

Forbes Việt Nam 119: Nền kinh tế tuần hoàn


Sự kiện & bình luận



Giảm phát thải, trung hòa carbon: Con đường tất yếu


Giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến trung hòa carbon đã trở thành mục tiêu chung toàn cầu, đặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp trong dòng chảy hội nhập. Bài toán này không chỉ hiện hữu với các doanh nghiệp đang là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà cả với các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường xuất khẩu. Nếu không nhanh chóng thực hiện các giải pháp giảm phát thải, trong tương lai gần, khi xuất khẩu, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu mức thuế carbon rất lớn, làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh.

– Phạm Nam Phong

Nhà sáng lập, chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group




NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT








Bước đi nhỏ tạo ra chuyển động lớn

Từ lĩnh vực sản xuất đến dịch vụ, từ doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp nội địa, từ thành thị đến nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp có nhiều sáng kiến cho mục tiêu chung: hướng tới sự phát triển bền vững. Forbes Việt Nam tiếp tục giới thiệu 20 sáng kiến thực thi những mắt xích của nền kinh tế tuần hoàn: sử dụng ít tài nguyên hơn, xả rác ít hơn và giảm phát thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính.

– Giang Thanh, Tuyết Ân, Tạ Hồng Phúc, Minh Tâm & Trọng Nam








Thách thức người đi đầu

Rác thải nhựa là vấn đề gây nhức nhối tại Việt Nam nhưng cũng là cơ hội cho các công ty hoạt động lĩnh vực tái chế vật liệu. Điển hình như công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân (DTR), công ty tiên phong tái chế rác thải nhựa, mỗi ngày tập kết gần 500 kiện rác nhựa nặng khoảng 200kg/kiện chờ vào xưởng sản xuất.

– Minh Tâm






Phụ phẩm cũng thành tiền

Ngành thủy sản Việt Nam mang về kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng tỉ đô la Mỹ và toàn bộ chuỗi giá trị nằm ở thị trường nội địa. Tận dụng phụ phẩm, Việt Nam Food đã chiết xuất các dưỡng chất ra hơn 80 sản phẩm, gia tăng giá trị từ 3-30 lần, với mục tiêu xử lý 80% phụ phẩm ngành tôm Việt Nam.

– Tạ Hồng Phúc





Dệt may xanh hóa

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2022 đạt 44,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 10,6% so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại. Xu hướng xanh hóa diễn ra trên toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang làm gì để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của khách hàng và các hiệp định thương mại thế hệ mới?

– Minh Tâm






Định hình vật liệu xanh

Chuỗi sản xuất ngành vật liệu xây dựng và bất động sản đứng tốp ba những ngành phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Saint-Gobain Việt Nam đang thực hành hiệu quả những giải pháp giảm tác động tiêu cực với môi trường, khi ngành vật liệu xây dựng lâu nay gánh chịu nhiều chỉ trích vì gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

– Trọng Nam





Chu trình sinh học

Ajinomoto – tập đoàn thực phẩm đến từ Nhật Bản kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1991, tập trung vào triết lý “cung cấp sản phẩm chất lượng và “sáng kiến có giá trị” hướng đến phát triển bền vững. Tập đoàn này đặt mục tiêu chỉ dùng vật liệu nhựa có thể tái chế và mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2030.

– Tạ Hồng Phúc





Thị trường tín chỉ carbon

Tín chỉ carbon là gì, thị trường tín chỉ carbon hoạt động ra sao, tạo ra cơ hội và thách thức nào sắp tới? Nhiều công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau có thể nhận một khoản thu nhập từ việc bán tín chỉ carbon, thậm chí trở thành nguồn thu nhập đáng kể. Tại Việt Nam, Quảng Nam là địa phương đầu tiên được Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng.

– Giang Thanh





DANH SÁCH FORBES



Danh sách giàu nhất Malaysia

Sau khi ghi nhận mức tăng 8,7% trong năm 2022 nhờ sự hồi phục nhu cầu từ thị trường nội địa, nền kinh tế Malaysia được dự báo có tốc độ tăng trưởng vừa phải hơn trong năm 2023. Bất chấp sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Malaysia, tổng giá trị tài sản của 50 người giàu nhất nước này vẫn tăng, đồng thời chào đón năm gương mới trong danh sách năm 2023.

100 phụ nữ tự lập giàu nhất nước Mỹ


Được củng cố một phần nhờ sự phục hồi của thị trường chứng khoán, tổng tài sản của 100 thành viên trong danh sách đạt mức kỷ lục 124 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 12% so với một năm trước. Nhà phân phối vật liệu Diane Hendricks vẫn giữ vị trí số một trong năm thứ sáu liên tiếp, với giá trị tài sản ròng 15 tỉ đô la Mỹ.



30 Under 30 châu Á

Trong một năm qua, thế hệ doanh nhân trẻ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đối mặt với những thách thức mới, khi bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng và vốn đầu tư mạo hiểm giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, khó khăn này không làm họ mất đi tinh thần đổi mới, sáng tạo. Danh sách Forbes Under 30 châu Á 2023 cho thấy tính sáng tạo là tài sản đáng giá trong bối cảnh nhiều thách thức hơn.

The Fintech 50

2022 là một năm vô cùng khó khăn đối với các công ty công nghệ tài chính (fintech), khi vốn hóa thị trường giảm xuống và xuất hiện những đợt sa thải diện rộng. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều ứng viên nổi bật cho danh sách những công ty Fintech sáng tạo nhất nước Mỹ thường niên lần thứ tám. Trong số đó có sáu “tân binh.”


Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Forbes Việt Nam 119