Ông Ivan Cheung – giám đốc điều hành Lenovo khu vực châu Á – Thái Bình Dương kiêm tổng giám đốc Lenovo khu vực Trung Á – Thái Bình Dương (CAP), chia sẻ những cam kết thực thi ESG mạnh mẽ nhằm hướng tới cộng đồng bền vững và những sản phẩm xanh cho công cuộc chuyển đổi số và xây dựng xã hội điện tử của khách hàng.
Lenovo là công ty hàng đầu thế giới về các chiến lược ESG và chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu trong suốt hành trình của mình.
Về môi trường, Lenovo đã ưu tiên thực thi nhiều chính sách nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường như đổi mới quy trình hàn nhiệt độ thấp trong các nhà máy chế tạo bảng mạch để đưa nhiệt độ hàn giảm đi 100 độ C; các vật liệu tái sinh được đưa vào sản xuất với hơn 92 triệu pounds (khoảng 41.700 tấn) nhựa tái chế; các vật liệu đóng gói thân thiện môi trường giúp tiết kiệm hơn 3.200 tấn bao bì tiêu thụ. Chỉ năm 2020, 4 triệu kg nguyên liệu tái chế sau tiêu dùng vòng kín (CL-PCR) được sử dụng cho hàng trăm dòng sản phẩm.
Những nỗ lực bảo vệ môi trường như vậy được triển khai suốt nhiều năm qua trên toàn chu trình từ vật liệu đầu vào, sản xuất cho đến vận chuyển và dịch vụ khi kết thúc vòng đời sản phẩm. Nhờ đó năm ngoái chúng tôi vượt mục tiêu, giảm được 40% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010. Đồng thời, mục tiêu 2030 đã được phê duyệt bởi tổ chức Sáng kiến Mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học (SBTi) nhằm đạt mức cắt giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính và hướng đến trung hòa carbon vào năm 2050.
Về xã hội, chúng tôi đã thành công đạt mục tiêu hỗ trợ hơn 1 triệu người thông qua các hoạt động từ thiện và tình nguyện trên toàn cầu.
Về quản trị, Lenovo nằm trong Top 100 tập đoàn toàn cầu bền vững nhất của Corporate Knights Global 100, đồng thời các tổ chức Gartner và CDP công nhận về sự xuất sắc và bền vững trong chuỗi cung ứng.
Điều các doanh nghiệp lo ngại phổ biến hiện nay là làm cách nào để đo lường hiệu quả của việc giảm phát thải hoặc muốn đạt được thành tựu ESG nhưng e ngại đầu tư. Lenovo thực thi cam kết Liên Hiệp Quốc nên mức CO2 cắt giảm được định lượng rõ ràng thông qua chứng chỉ trung hòa carbon, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng đo lường được hiệu quả nỗ lực của họ và giúp họ tự tin đưa các nỗ lực này vào các báo cáo, chiến lược kinh doanh của mình.
Hiện nay, ESG còn khá mới mẻ trong ngành vì thế rất nhiều bên liên quan trên thị trường chưa nắm rõ những lợi ích nó mang lại. Ở góc độ xã hội, có những chiến dịch quảng bá để cộng đồng hiểu hơn về ESG, khuyến khích doanh nghiệp chú trọng chiến lược ESG, không chỉ trong quan hệ đối tác với Lenovo mà còn nhiều đối tác khác có cùng mối quan tâm. Chúng tôi tin rằng thông qua những nỗ lực quảng bá, truyền thông và giáo dục sẽ xây dựng được một cộng đồng hiểu biết sâu rộng về ESG để cùng nhau triển khai.
Lenovo có lộ trình trên từng tiêu chí, ví dụ hiện tỉ lệ lãnh đạo nữ điều hành trong tập đoàn là 21% trên toàn cầu, đến năm 2025 lên 27%. Từ tháng 1.2020, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng ứng phó với đại dịch COVID-19 được tập trung với nguồn kinh phí 15 triệu USD chủ yếu hướng đến giáo dục. Chúng tôi nhắm đến năm 2025, các chương trình thiện nguyện sẽ tác động trực tiếp đến 15 triệu cá nhân trên khắp thế giới và thay đổi cuộc sống của 1 triệu người thông qua khả năng tiếp cận giáo dục và tạo cơ hội. Còn rất nhiều chương trình tự nguyện để nhân viên tham gia với những mục đích và ý nghĩa xã hội cao cả.
Mục tiêu quản trị của Lenovo hướng đến năm 2025 là tăng cường giám sát điều hành, hiểu biết các rủi ro và các chương trình ESG, đào tạo về đạo đức và tuân thủ cũng như nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm trong các chương trình riêng tư.
Để hiện thực hóa tầm nhìn ESG, mấu chốt cần phải hiểu là yêu cầu về ESG xuất phát từ yêu cầu của rất nhiều bên. Thứ nhất từ cơ quan quản lý, ví dụ một số thị trường đánh thuế carbon. Thứ hai, đáp ứng nhu cầu khách hàng, 83% khách hàng chúng tôi khảo sát mong muốn có nhà cung ứng đáp ứng được tiêu chuẩn ESG. Trong một cuộc khảo sát khác, 86% nhân viên cho biết họ thích làm việc với công ty có tầm nhìn ESG rõ ràng. Như vậy, đây là yêu cầu bắt buộc của Lenovo trong quá trình phát triển.
Lenovo cũng đã thành lập Ủy ban giám sát điều hành ESG (ESG Executive Oversight Committee – EOC) với hai nhiệm vụ: Thứ nhất, phổ biến cho lãnh đạo cấp cao hiểu đầy đủ về tầm quan trọng của chiến lược ESG và đưa ra các khuyến nghị để quản lý các chương trình và rủi ro ESG được hiệu quả nhất. Thứ hai, xây dựng các khóa đào tạo và kết nối để nhân viên hiểu được chiến lược và cam kết ESG của Lenovo cũng như cách thức giúp Lenovo đạt được các mục tiêu ESG.
Việt Nam đã và đang có những cam kết mạnh mẽ đối với các mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với xu hướng trên toàn cầu. Những mục tiêu này hoàn toàn đồng nhất với các mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi, và Lenovo Việt Nam cũng cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Với tầm nhìn “mang công nghệ thông minh hơn cho tất cả mọi người”, chúng tôi đang làm việc với các đối tác để triển khai các công nghệ giáo dục của mình giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng số của học sinh, đồng thời cung cấp các tài nguyên để hỗ trợ các giáo viên giảng dạy hiệu quả. Lenovo mới đây đã tham gia các hoạt động đào tạo STEM cùng với Viettel, QTSC.
Với khách hàng doanh nghiệp, Dịch vụ khôi phục tài sản (ARS) cũng được Lenovo triển khai từ nhiều năm trước tại Việt Nam để giúp họ luôn tối ưu giá trị sử dụng thiết bị và góp phần bảo vệ môi trường.
2 năm trước
Masan vẽ chân dung khách hàng2 năm trước