Triển lãm Dining with the Sultan mang đến cho công chúng trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật Hồi Giáo bao gồm nền ẩm thực tinh tế.
Triển lãm Nghệ thuật Hồi giáo đang diễn ra tại bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles để hiểu hơn truyền thống hiếu khách của người dân Georgia ở Caucusus.
Nét đẹp văn hóa của người Hồi giáo được trưng bày trong thời điểm tràn ngập tin tức về chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan (không chỉ ở Israel mà còn Iraq, Iran, Sudan, Nigeria, Mali, Cote D’Ivoire và Burkina Faso cùng những quốc gia khác).
Năm 2011, Linda Komaroff, giám tuyển kiêm trưởng phòng nghệ thuật Trung Đông của bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles, đã tổ chức triển lãm Gifts of the Sultan: The Arts of Giving at the Islamic Courts tại bảo tàng và cũng được diễn ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tour triển lãm trở nên nổi tiếng, đạt được thành công vang dội.
Dining with the Sultan xứng đáng tiếp nối triển lãm trên vì đây là cách đơn giản để trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật Hồi giáo. Dining with the Sultan không chỉ trưng bày các công thức nấu ăn, dụng cụ nấu nướng, và đồ sành sứ mà còn mang đến cho chúng ta một trải nghiệm để cảm nhận được lòng hiếu khách của người Hồi giáo.
Triển lãm diễn ra tại The Damascus Room, phòng khánh tiết được xây dựng từ thế kỷ 18. Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles mua lại căn phòng này hồi năm 2014 và trùng tu cũng như bảo tồn trong 1 thập niên qua.
Đây là căn phòng có mái vòm đầy màu sắc được trang trí công phu, với những bức tường gỗ sơn và chạm khắc, đài phun nước trên tường đá cùng với những chiếc ghế dài thấp để nghỉ ngơi.
Văn hóa ẩm thực có thể bắt nguồn từ Baghdad vào thế kỷ thứ 9. Đến thế kỷ thứ 10, việc chuẩn bị, phục vụ và thưởng thức đồ ăn trở thành chủ đề phổ biến trong nền văn học ngày càng phát triển mạnh.
Dining with the Sultan trưng bày 250 tác phẩm từ 30 bộ sưu tập trên khắp Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Đông, cũng như khoảng 60 đồ vật từ bộ sưu tập nghệ thuật Hồi giáo thuộc bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles, bao gồm chiếc bình tuyệt đẹp từ thế kỷ 16 của Thổ Nhĩ Kỳ, một chiếc đĩa Iran màu xanh nổi bật từ thế kỷ 16, chiếc bát Iraq từ thế kỷ 9 – 10 và thậm chí cả chiếc áo khoác được trang trí công phu của Iran từ thế kỷ 18 để mặc đi dự tiệc.
Triển lãm tại bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles trưng bày một số bức chân dung tuyệt đẹp nhằm bác bỏ quan niệm sai lầm phổ biến rằng nghệ thuật Hồi giáo cấm hình ảnh đại diện con người.
Những bức chân dung đó bao gồm Women around a Samovar của Iran từ thế kỷ 19, The Taster của Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ 17, The Habits of the Grand Signor’s Court và bức tranh nổi bật khắc họa hình ảnh người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đang thưởng thức cà phê từ thế kỷ 18.
Ngoài ra, còn có hai tác phẩm sắp đặt đặc biệt trong triển lãm, bao gồm Sufra có nghĩa là khăn trải bàn, cũng muốn nói đến bữa tiệc. Theo thông cáo báo chí về buổi triển lãm, nghệ sĩ tạo ra và bố trí chiếc bàn tròn thấp chạm đất, trong đó bốn bát đặt ở trung tâm để thưởng thức bữa tiệc sáu món ảo trên màn hình.
Tất cả món đều được chế biến theo cách cổ xưa nhưng cũng tinh chỉnh để hợp khẩu vị cho người sành ăn đương đại. Tác phẩm được đặt trong căn phòng xung quanh một số đồ dùng ăn uống đẹp mắt, bao gồm cả bình rửa tay và khăn ăn.
Ngoài ra còn có một tác phẩm sắp đặt A Thread of Light Between my Mother’s Fingers and Heaven của Sadik Kwaish Alfraji, trong đó ông tái tạo và muốn chúng ta nhớ lại hương vị, mùi vị, cũng như cảm nhận về chiếc bánh mì mẹ ông hay làm cho bữa tiệc.
Tác phẩm sắp đặt trong triển lãm thể hiện nét tao nhã để mang đến cho người xem cảm giác như không phải đang ở tại bảo tàng mà trong một nhà hàng sang trọng.
Nhìn những cổ vật đẹp mắt, hàng trăm năm tuổi gợi chúng ta nhớ đến lòng hiếu khách, cách chế tạo, sử dụng những đồ vật được chế tác khéo léo và khả năng tạo nên vẻ đẹp của con người.
Triển lãm rất đáng để xem!
Biên dịch: Gia Nhi
———————-
Xem thêm:
Frieze Week mang cả thế giới nghệ thuật đến Los Angeles
Tỉ phú Fukutake dùng tài sản riêng biến quần đảo Seto bị tàn phá thành điểm đến nghệ thuật toàn cầu
2 năm trước
Golden Gate: Thách thức của thành công11 tháng trước
1 năm trước
10 tháng trước
Di sản thế kỷ của ba thế hệ xây chuỗi nhà hàng Pollo Campero1 năm trước