Cuốn tiểu sử mới về Elon Musk của Walter Isaacson hé lộ những góc nhìn mới về những hành động quá quắt và khó hiểu của người giàu nhất thế giới.
Ngày 12.9, cuốn tiểu sử mới về Elon Musk của Walter Isaacson đã được phát hành. Trong cuốn sách, tác giả tiết lộ Musk và vợ cũ Claire Boucher, thường được gọi là Grimes, bí mật chào đón đứa con thứ ba với tên là Techno Mechanicus Musk hay còn gọi là Tau.
Tính đến thời điểm hiện tại, Musk có tổng cộng 11 người con được biết đến. Ông từng cảnh báo nền văn minh nhân loại sẽ sụp đổ nếu con người không sinh thêm con cái.
Theo chuyên mục giới thiệu sách trên tạp chí New Yorker, Isaacson cho biết trong 11 người con này được Shivon Zilis, giám đốc của Neuralink, sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vào cùng thời điểm Musk và Grimes thuê người mang thai hộ đứa con thứ hai. Lúc đó Grimes không biết chuyện này. Vài năm sau khi sự thật được tiết lộ, “Grimes rất tức giận.”
Chuyên mục giới thiệu cuốn sách này trên Los Angeles Times kể lại vào năm 2015, Musk muốn sử dụng xe tự hành của Tesla để đi đến trụ sở phía nam California của SpaceX. Nhưng những đường kẻ trên xa lộ 405 quá mờ.
Vì vậy, nhóm nhân viên của Musk thuyết phục một viên chức yêu cầu công nhân xây dựng đường sơn lại chúng. Để cám ơn, công ty tài trợ cho vị này một chuyến tham quan SpaceX.
Theo CNBC và LA Times, cuốn sách cũng mô tả chi tiết cuộc tranh luận giữa ông với tỉ phú công nghệ Bill Gates. Ông chỉ trích Gates là kẻ “điên rồ” và “phá đám” sau khi thừa nhận mình đang bán khống cổ phiếu Tesla.
Musk chế giễu hành động đó là “đạo đức giả” – trong thời điểm Tesla gặp khó khăn, “tại sao lại cố gắng kiếm lợi khi đặt cược rằng công ty sản xuất xe sử dụng năng lượng bền vững sẽ phá sản,” ông nhạo báng.
Trong cuốn sách, Musk cũng nói với Isaacson rằng ông đã mua Twitter và sau đó đổi tên thành X bởi vì ông muốn tạo nên “một nền văn minh đa hành tinh.” Mục tiêu này sẽ không bao giờ đạt được nếu không ngăn chặn được “nội dung phản khoa học cũng như chống lại nhân loại đang cố làm thay đổi tư duy của con người.”
Theo Guardian, tuy cuốn sách kể về Musk nhưng cũng đề cập đến một nhân vật nổi tiếng khác. Đó là Rudy Guiliani. Trong thời gian Musk sáng lập công ty tài chính kỹ thuật số PayPal, Musk và nhóm của ông từng liên hệ với Giuliani, cựu thị trưởng New York và sau này là luật sư riêng của Donald Trump, để giúp giải quyết những khó khăn liên quan đến quy định của chính phủ cản trở công ty hoạt động như một ngân hàng. Nhưng khi gặp được ông, họ hoàn toàn thất vọng.
Michale Moritz, nhà đầu tư cũng là thành viên trong nhóm của Musk, cho biết nhóm của Giuliani “không biết gì về thung lũng Silicon” nhưng lại tỏ vẻ rất am hiểu. Khi Giuliani đòi chia 10% cổ phần công ty để đổi lấy lời khuyên, Musk và nhóm của ông từ chối.
Cuốn sách cũng giúp độc giả biết thêm về quá trình trưởng thành của Musk ở Nam Phi. Theo New Yorker, ông nội của Musk, J. N. Haldeman, chuyển đến Nam Phi từ Canada vào năm 1950 ngay sau khi chế độ Apartheid đã được thiết lập và quốc gia bắt đầu thu hút những người da trắng từ Bắc Mỹ đến định cư với lời hứa rằng họ có thể sống sung sướng tại đó.
Cuốn sách của Isaacson hầu như không đề cập đến chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid mà chỉ miêu tả tuổi thơ nghèo khó của Musk. Cuốn sách cũng nhắc đến những cáo buộc lâu nay chê trách Musk sử dụng số tiền cha ông kiếm được từ mỏ ngọc lục bảo thời kỳ Apartheid để khởi nghiệp.
Theo LA Times, Isaacson khẳng định rằng Errol Musk, cha của Musk, không sở hữu bất kỳ mỏ ngọc lục bảo nào như các nhà chỉ trích thường lên án mà thay vào đó ông nhận và cắt ngọc lục bảo nhập lậu từ ba mỏ ở Zambia.
Ông kiếm được 210.000 USD từ những mỏ đó nhưng Isaacson cho hay thật “hoang đường” khi Elon Musk mang hết tất cả số tiền này đến Canada vào năm 1989 và sau đó tới California. Sự thật là Musk chỉ được cha cho 2.000 USD khi chuyển đi.
Biên dịch: Gia Nhi
———————-
Xem thêm:
Twitter trả tiền cho người sáng tạo để cạnh tranh với Threads
Elon Musk sáp nhập Twitter vào công ty mới X Corp.
1 năm trước
Twitter bị kiện vi phạm bản quyền âm nhạc1 năm trước
Tesla gây thất vọng trong sự kiện Ngày Đầu tư