Thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày 10.3 giảm điểm do tình hình lạm phát tháng 2 tăng cao và những thất bại trong cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
SNgày 10.3, thị trường chứng khoán tại Mỹ lại giảm điểm sau báo cáo về tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng vì giá tiêu dùng tăng 7,9% trong tháng Hai. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cảm thấy thất vọng khi không có giải pháp cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine được đưa ra vòng đàm phán mới nhất.
Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng sau báo cáo lạm phát mới nhất của tháng Hai: Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3%, hơn 100 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 mất 0,4% và chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite sụt giảm gần 1%.
Theo dữ liệu của Bộ lao động Mỹ, giá tiêu dùng tăng 7,9% trong 12 tháng kết thúc vào tháng Hai, tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm qua khi giá dầu và khí đốt tăng cao do Nga phát động chiến tranh vào Ukraine.
Cuộc xung đột đang diễn ra đã tác động mạnh đến các thị trường và tiếp tục diễn ra trong ngày 10.3 khi các cuộc đàm phán giữa các quan chức Nga và Ukraine không đạt được nhiều tiến triển trong thỏa thuận về ngừng bắn và mở các hành lang nhân đạo để tạo điều kiện cho dân thường sơ tán khỏi vùng chiến sự.
Giá dầu, đã lập đỉnh trong những tuần gần đây trong bối cảnh xung đột đang diễn ra, đã phục hồi trong ngày 10.3 sau khi giảm hơn 10% so với một ngày trước: giá dầu thô West Texas Intermediate (dầu ngọt nhẹ Mỹ) hiện ở mức 114 USD/thùng trong khi giá dầu thô Brent tiêu chuẩn quốc tế giao dịch ở mức khoảng 117 USD/thùng.
Các nhà kinh tế cảnh báo người Mỹ cảm nhận được mức tác động của giá dầu cao hơn tại các trạm đổ xăng, với mức giá xăng đã ở mức kỷ lục chạm đỉnh cao nhất lịch sử hơn 4,31 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) trong ngày 10.3, theo dữ liệu của Hiệp hội Ô tô Mỹ.
Trong khi đó, cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon đã tăng gần 4% sau một ngày thông báo chia tách cổ phiếu 20-1 và mua lại 10 tỉ USD theo sau Alphabet- công ty mẹ của Google- và các công ty công nghệ lớn khác đã chia tách cổ phiếu trong thời gian gần đây.
John Leer, chuyên gia kinh tế trưởng của Morning Consult, cho biết: “Tình hình lạm phát đang trở nên tăng cao hơn chứ không giảm xuống. Trong khi giá xăng giải thích phần lớn nguyên nhân cho tình trạng tăng lạm phát tăng cao, giá thực phẩm và nhà ở cũng là những nhân tố chính góp phần đẩy lạm phát gia tăng trong tháng Hai.”
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có là nguyên nhân đẩy giá năng lượng tiếp tục tăng cao hơn hay không? Gần đây các nhà kinh tế cảnh báo giá dầu có khả năng tăng vọt trên 150 USD/thùng sẽ càng đẩy giá tiêu dùng tăng và có khả năng làm chậm đà tăng trưởng kinh tế. Không nhìn thấy điểm dừng trong tình trạng gia tăng lạm phát, các nhà đầu tư giờ đây sẽ hướng về cuộc họp chính sách tiền tệ sắp tới của Cục Dự trữ liên bang vào tuần tới cùng với việc ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%.
Biên dịch: Gia Nhi
1 tháng trước
Nissan tiếp tục giảm lượng xe sản xuất tại Mỹ6 tháng trước
Bí quyết đầu tư đưa Andrew Nikou thành tỉ phú1 tháng trước
ECB giảm lãi suất, báo hiệu còn tiếp tục