Trong tuyên bố Liên Hợp Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết “Trung Quốc sẽ hỗ trợ những nước đang phát triển trong việc phát triển nguồn năng lượng xanh và carbon thấp, sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới ở nước ngoài”.
Giới quan sát hoan nghênh với tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc quốc gia lớn nhất thế giới sẽ dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài. Đây là cột mốc đáng ghi nhận trong việc giảm khí thải từ nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng tăng.
Trong tuyên bố đã được ghi hình tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Tập Cận Bình cam kết “Trung Quốc sẽ hỗ trợ những nước đang phát triển trong việc phát triển nguồn năng lượng xanh và carbon thấp, sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài”.
Đây là một tuyên bố quan trọng, khi lợi nhuận từ mảng năng lượng của Trung Quốc năm 2021 đến từ 56% các nhà máy nhiệt điện than trên toàn thế giới, theo thống kê từ Viện Kinh tế Năng lượng và Tài chính. Tổ chức E3G đã chỉ ra cam kết này có thể dẫn đến việc hủy bỏ các dự án điện than 40GW đang được phát triển tại 20 quốc gia. Tuy vậy, giới quan sát cũng cho rằng điều này mới như “muối bỏ bể” so với toàn bộ công suất đầu tư nhiệt điện than ở nước ngoài từ các quốc gia giàu có.
Alok Sharma, chính trị gia người Anh và chủ tịch chỉ định tại COP26 năm 2021 tổ chức tại Glasgow, Scotland đã phản hồi bằng dòng trạng thái trên trang Twitter. “Tôi rất hoan nghênh với cam kết của chủ tịch Tập Cận Bình trong việc dừng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài – đây là nội dung quan trọng tại buổi thảo luận của tôi trong chuyến ghé thăm Trung Quốc. COP26 cần bàn việc loại bỏ việc sản xuất bằng than đá”, ông cho biết.
“Đây là hướng đi quan trọng trong chiến dịch toàn cầu dài hạn vì một thế giới khỏe mạnh, an toàn và thịnh vượng hơn. Bằng việc hủy bỏ kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy nhiệt điện than tại 20 quốc gia, Trung Quốc đang có bước đi vững chắc hướng tới một tương lai trong lành hơn. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho tham vọng về khí hậu của Trung Quốc và các quốc gia quan trọng khác, ở trong và ngoài nước, hướng đến cuộc hội đàm về khí hậu toàn cầu tại Glasgow”, CEO của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên Hoa Kỳ, Manish Bapna cho biết.
Tuy nhiên, vẫn chưa có chi tiết cụ thể nào về cam kết của ông Tập Cận Bình. Phóng viên Hongqiao Liu trong bản tóm lượt về khí carbon cho biết “Chúng tôi sẽ đợi ‘bản chuyển ngữ chính thức’ từ Tân Hoa Xã để biết được những gì mà ngài chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết. “Rất nhiều câu hỏi có thể được đặt ra xoay quanh tuyên bố này, bao gồm việc liệu nó có ngay lập tức được tiến hành hay không, chỉ về tài chính hay xây dựng, có phải là chỉ áp dụng các yếu tố thống kê hay không. Liệu việc này sẽ dẫn đến lệnh cấm tương tự dành cho nhiên liệu hóa thạch hay không? Đây đều là những câu hỏi hay và sẽ còn nữa”.
Trong khi đó, Kevin P. Gallagher, giáo sư về chính sách phát triển toàn cầu tại trường đại học Boston đã sử dụng tuyên bố này để nhấn mạnh yếu tố gây hiểu lầm về đầu tư vào than đá. Một nghiên cứu từ những nhà nghiên cứu tại Urgewald, Đức và các tổ chức phi chính phủ khác tiết lộ trong khi Trung Quốc đại diện cho phần đông các dự án đầu tư công cho than đá trên toàn thế giới, những tổ chức tài chính từ phương Tây, Nhật Bản và ngân hàng Thương mại đầu tư 87% số dự án nhiệt điện than ở nước ngoài. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ hiện đang nắm giữ 58% số lượng đầu tư vào ngành công nghiệp than đá ở nước ngoài. Quỹ tương hỗ Vanguard đầu tư 86 tỉ USD cho nhiệt điện than ở nước ngoài. Còn đơn vị quản lý tài sản, Black Rock đầu tư 84 tỉ USD.
“Trung Quốc xứng đáng nhận về những lời tán dương cho cam kết dừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài. Đây là quốc gia đầu tiên đưa ra cam kết như vậy và nước đầu tư than đá ở nước ngoài quan trọng cuối cùng thực hiện điều này. Khi mà chính phủ các nước đã có ví dụ để cấm các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài, lĩnh vực tư nhân, chiếm 87% số dự án đầu tư than đá thực hiện theo”.
Mặt khác, Trung Quốc theo nhận định của giới quan sát vẫn là quốc gia tiêu thụ than đá và phát ra khí thải carbon lớn nhất thế giới. Một báo cáo vào cuối tháng 9 từ Ember, đơn vị phân tích của Anh hé lộ Trung Quốc hiện chiếm 53% tổng nguồn cung than đá toàn cầu. E3G cho biết là 55% dự án đang được phát triển ở Trung Quốc. Quốc gia này có 163 GW nhiệt điện than được tạo ra trong đường dẫn, tương đương với tổng nguồn điện tiêu thụ của các nước nhỏ.
Vì lý do này, mà một số nhà nghiên cứu khí hậu không quá hào hứng trước tuyên bố của ông Tập Cận Bình. Nhà sáng lập của Carbon Tracker Initiative, Mark Campanale trên Twitter cho rằng Trung Quốc “có thể tiến thêm một bước và hủy bỏ dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện mới ở trong nước. Theo phân tích của Carbon Tracker, đến năm 2024 nguồn năng lượng tái tạo sẽ cạnh tranh với than đá ở khắp Trung Quốc.
“ Đây là một điều quan trọng và cấp thiết khi mà Trung Quốc dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than ở trong nước. Điều này còn hơn là hành động có đôi chút ‘đạo đức giả’ khi cấm đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện ở các quốc gia kém phát triển, trong khi lại tiếp tục xây dựng ở trong nước”.
Tuyên bố này đánh dấu hai năm liên tiếp mà ông Tập Cận Bình tận dụng Đại Hội Đồng Liên hợp Quốc để đưa ra cam kết quan trọng về khí hậu. Vào năm 2020, nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã tuyên bố là Trung Quốc sẽ cải tổ nền kinh tế để đưa khí thải carbon chạm đỉnh vào năm 2030 và trung hòa vào năm 2060.
Biên dịch: Minh Tuấn
6 tháng trước
Trung Quốc vượt Hoa Kỳ trong cuộc đua bằng sáng chế AI