EuroCham tại Trung Quốc nhận định chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc tạo ra tác động tiêu cực lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại đây.
Các chính sách phòng ngừa COVID-19 của Trung Quốc và cuộc chiến giữa Nga – Ukraine đang “mang đến những thách thức nghiêm trọng cho việc kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu,” theo kết quả từ đợt khảo sát thành viên được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) phối hợp công bố với công ty Roland Berger từ Trung Quốc hôm 5.5.
“Với hệ quả từ chính sách phòng COVID-19 của Trung Quốc, 23% doanh nghiệp trả lời đang cân nhắc chuyển việc đầu tư hiện nay hoặc theo kế hoạch từ Trung Quốc sang các thị trường khác.
Con số trên cao gấp đôi số doanh nghiệp cân nhắc việc này từ đầu năm 2022 và là mức cao nhất trong 1 thập kỷ qua. 7% xem xét làm điều tương tự do tình hình chiến sự tại Ukraine,” EuroCham cho biết trong thông cáo báo chí.
“Việc đưa ra các biện pháp hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt hơn từ đầu năm 2022, với Trung Quốc ban hành những đợt phong tỏa một phần hoặc toàn bộ lên ít nhất 45 thành phố đang gây ra tình trạng bất ổn theo quy mô lớn tới các doanh nghiệp,” thông cáo cho biết.
3/4 số doanh nghiệp cho biết các biện pháp này tác động tiêu cực lên quá trình vận hành, chủ yếu là dịch vụ logistics – kho hàng, đi lại và khả năng tổ chức các buổi họp trực tiếp với lần 94%, 97% và 94% doanh nghiệp trả lời, theo EuroCham.
“Chuỗi cung ứng chịu thiệt hại ở cả upstream (vật liệu/nguyên liệu) và downstream (phân phối sản phẩm), với 92% số công ty bị ảnh hưởng từ các biện pháp như Trung Quốc gần đây đóng cửa cảng biển, giảm phí vận tải đường bộ và tăng cước vận tải biển,” thông cáo lưu ý.
Trong buổi phỏng vấn vào tháng 4.2022, chủ tịch của Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc (AmCham China) – Michael Hart cũng thể hiện sự thất vọng về tình hình bất ổn mà các thành viên đang phải đối mặt từ những chính sách về COVID-19 của Trung Quốc.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) có hơn 1.700 thành viên tại 9 thành phố là Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thành Đô, Trùng Khánh và Thiên Tân. Các thành viên bao gồm BNP Paribas, BASF, Ikea, Maersk và Lufthansa.
Biên dịch: Minh Tuấn
1 năm trước
UBS hạ mức xếp hạng của Volkswagen3 năm trước
Cảng Cát Lái kêu cứu2 năm trước
Apple muốn mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc