Tự hào kể về câu chuyện thành công của TPBank, ông Nguyễn Hưng – tổng giám đốc TPBank có những chia sẻ tâm huyết gửi đến những doanh nghiệp đang trong quá trình số hóa để nhanh chóng thích ứng với thị trường tại Diễn đàn Kinh doanh 2022 của Forbes Việt Nam.
Là một trong những diễn giả tại phiên thảo luận với chủ đề “Phát triển hệ sinh thái số” tại Diễn đàn Kinh doanh 2022 của Forbes Việt Nam, ông Nguyễn Hưng – tổng giám đốc TPBank mở đầu với góc nhìn của nhiều năm gắn bó với chuyển đổi số: “Trong thời đại hiện nay, sở hữu một hệ sinh thái số là điều quan trọng. Chúng tôi là ngân hàng, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng nhưng ứng dụng của chúng tôi nhúng rất nhiều các dịch vụ của đối tác, từ hàng không, ăn uống, y tế, giáo dục…”
CEO TPBank lý giải điều đó vì ngân hàng họ hiểu rằng khi mở rộng hệ sinh thái, người dùng sẽ nhận thấy những nhu cầu của họ đều được xử lý tiện lợi và điều này cũng chính là cách giữ chân khách hàng. Đồng thời chi phí trên thu nhập của ngân hàng (CIR) giảm, cho phép ngân hàng có thể giảm phí cho khách hàng. “Một hệ sinh thái mở là điều tất yếu trong vòng quay chuyển đổi số, bên nào có hệ sinh thái mở bên đó sẽ có lợi thế và chiến thắng trong tương lai,” ông Hưng nói.
TPBank nhiều năm qua đã định nghĩa lại trải nghiệm của khách hàng với hệ sinh thái số cùng chiến lược đổi mới số toàn diện với mục tiêu xây dựng một ngân hàng thông minh, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng trong suốt hành trình trải nghiệm. TPBank cung cấp kết nối nhanh chóng trên nền tảng ngân hàng mở để cho phép các đối tác kết hợp sản phẩm, dịch vụ và dữ liệu đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh trên nền tảng số, nâng cao trải nghiệm của cả cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
TPBank hợp tác với các công ty fintech hàng đầu để cung cấp dịch vụ ngân hàng trên nền tảng dịch vụ và ví điện tử, từ đó thu hút được thêm khách hàng mới từ các kênh đối tác. Đồng thời đưa ra các sáng kiến tiếp thị và bán các “sản phẩm kỹ thuật số” tích hợp online-offline cách ấn tượng với LiveBank và mới đây là phiên bản nâng cấp LiveBank+.
Sự đa dạng sinh thái số này cho phép TPBank tận dụng các cơ hội có được trong cả thời kỳ đại dịch và cả khi nền kinh tế phục hồi, khẳng định là một trong những ngân hàng hàng đầu trên thị trường về công nghệ ngân hàng.
Không bất ngờ khi lượng giao dịch trên các kênh kỹ thuật số của TPBank tăng 120% mỗi năm. Lượng khách hàng sử dụng dịch vụ số năm 2021 đạt 2,9 triệu người, tăng 38% so với năm 2020. Người dùng eBank cũng cũng đạt 2,3 triệu trong năm 2021, tăng hơn 53 con số năm 2020. Tính đến cuối năm 2021, số khách hàng hoạt động trên thiết bị di động đã đạt đến 85%.
Ông Hưng cũng chia sẻ thêm, việc chuyển đổi số cần phải bắt đầu bên trong, chỉ khi nào nội bộ sẵn sàng, quy trình trôi chảy thì mới có thể phục vụ tốt khách hàng. “TPBank thành công bởi vì chúng tôi đã để tinh thần chuyển đổi số thấm đẫm từ lãnh đạo đến nhân viên. Các phòng ban chuyên môn sau khi có đề bài phải cùng “giải bài toán” với đội ngũ IT, bắt tay nhau vừa lập trình vừa phát triển vừa vận hành theo mô hình linh hoạt, có như vậy mới thu xếp được đầy đủ nguồn lực để chuyển đổi số thành công,” ông chia sẻ.
Trong nhiều năm liên tục, TPBank đã triển khai số hóa và tự động hóa hầu hết các quy trình, sản phẩm – dịch vụ ở tất cả mảng nghiệp vụ bằng robot, tập trung hướng khách hàng tới mô hình vận hành ưu tiên số hóa, giảm thiểu tương tác tại các điểm vật lý, kết hợp với các công nghệ như nhận dạng ký tự quang học (OCR), giải pháp quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM), quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM)… cho đến tự động hóa các nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế, kiểm soát sau, hỗ trợ tín dụng, kế toán – tài chính, nhân sự; cải tiến giao dịch tại quầy, phê duyệt online, áp dụng chữ ký điện tử/chữ ký số theo đinh hướng văn phòng không giấy tờ…
Năm 2022, việc tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) với TPBank đã nâng lên tầm cao mới, giúp thực hiện các tác vụ phức tạp hơn, tích hợp quản trị để tương tác với các phần mềm khác nhau. Hiện tại ở TPBank có hơn 300 robot đang hoạt động, dự kiến sẽ lên tới 450 robot trong năm tới.
Trong hệ thống ngân hàng, TPBank là một ví dụ điển hình của việc chuyển đổi số thành công. Năm 2012, TPBank là một trong các ngân hàng trong diện tái cơ cấu của ngân hàng nhà nước. Chính thời điểm đó ban lãnh đạo TPBank đã quyết định ứng dụng công nghệ định hướng ngân hàng số.
Sau sáu năm tái cơ cấu, năm 2018, hàng loạt nhà đầu tư lớn tham gia rót vốn, 550 triệu cổ phiếu TPB của TPBank chính thức chào sàn HoSE tại mức giá 32.000 đồng, đưa giá trị vốn hóa TPBank thời điểm đó đạt mốc 800 triệu USD. Sau ba năm bứt tốc và lập các đỉnh mới, thanh khoản và khối lượng cổ phiếu tư do lưu hành trên thị trường cao, đến đầu năm 2021 TPB vào rổ VN30 với tổng giá trị vốn hóa tại thời điểm tháng 1.2021 xấp xỉ 1,3 tỉ USD.
Ông Nguyễn Hưng nhấn mạnh: “Là một trong bảy ngân hàng niêm yết góp mặt trong danh sách vinh danh của Forbes Việt Nam đồng thời đứng thứ hạng cao tại bảng xếp hạng VNR500 là sự ghi nhận xứng đáng dành cho những nỗ lực của TPBank. Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh đa dịch vụ, phát triển cơ sở khách hàng đa dạng, chất lượng, tối ưu chi phí hoạt động, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và chất lượng tín dụng an toàn để cổ phiếu TPB có giá trị bền vững, an toàn, minh bạch và gia tăng lợi ích cho cổ đông.”
Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, lợi nhuận TPBank đạt 3.788 tỉ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc 30.6.2022, tổng tài sản TPBank đạt hơn 310.000 tỉ đồng, hoàn thành 89% kế hoạch mục tiêu.
So với cùng kỳ năm trước, tổng thu nhập hoạt động đạt 8.165 tỉ tỉ đồng, tăng 31% và lãi thuần dịch vụ đạt 11.192 tỉ đồng, tăng 71,56%. Trong đó thu nhập lãi thuần từ dịch vụ chiếm 14,6% tổng thu nhập, tăng gần 3,5%. Tổng huy động vốn đạt trên 276.000 tỉ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ, tương đương hơn 58.000 tỉ đồng và hoàn thành 94% kế hoạch.
TPBank hiện đang áp dụng chuẩn Basel III với tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) tại thời điểm 31.5.2022 đạt 13,1%, cao hơn so với quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1% cũng phản ánh chất lượng tín dụng và chất lượng tài sản an toàn của TPBank. Đây có thể xem là yếu tố giúp ngân hàng được cấp room tín dụng cao hơn so với mặt bằng chung.
Với nền tảng vốn tốt, sức mạnh thanh khoản, mức sinh lời tốt, liên tục mở rộng cơ sở khách hàng bền vững, cổ phiếu TPB tiếp tục được các công ty chứng khoán uy tín như BVSC khuyến nghị ở mức giá mục tiêu trên 44.693 đồng trong năm 2022. Báo cáo của VNDirect cũng đưa ra kỳ vọng TPB sẽ đạt tăng trưởng tín dụng cao hơn so với toàn ngành là 22%/20% giai đoạn 2022-2023 dựa trên tỷ lệ an toàn vốn cao (14% so với ngành 9-12%)
2 năm trước
TPBank: Theo làn sóng số2 năm trước