Với giới khởi nghiệp, anh Mai Trường Giang là một cái tên khá quen thuộc. Có mặt trong danh sách “30 Under 30” đầu tiên do Forbes Việt Nam bình chọn từ năm 2015, Mai Trường Giang gây dựng nên hàng loạt thương hiệu có độ nhận biết cao tại thị trường Việt Nam, từ Chewy Junior, Otoke Chicken, và sau nữa là Chef Station. Sở hữu nhiều kinh nghiệm trong ngành F&B, 12 năm qua, anh luôn được xem là “cánh chim đầu đàn” của phong trào khởi nghiệp thế hệ 8x. Tuy nhiên, không vì điều đó mà CEO trẻ này hài lòng với bản thân và dừng lại ở đó.
Sau 2 năm đại dịch COVID-19, thế giới vẫn đang tiếp tục tìm cách thoát khỏi đại dịch quy mô chưa từng có này. Những xáo trộn mà dịch bệnh đang gây ra có tác động như thế nào với anh?
Đó là sự thay đổi có thể nói là khủng khiếp. Ngày trước, dù kinh doanh hay trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống, mỗi khi gặp khó, tôi đều bình thản ngồi xuống, xem xét vấn đề kỹ lưỡng để biết tắc chỗ nào rồi gỡ chỗ ấy. Hai năm qua, cũng với thói quen ấy, nhưng tôi ngồi mãi, các vấn đề vẫn còn nguyên. Các ngành khác, dù có xáo trộn chuỗi cung ứng khiến giá nguyên liệu, logistic tăng nhưng kiên nhẫn thì vẫn thích ứng được. Với F&B là không thể hoạt động. Sau nhiều đêm mất ngủ, tôi mới “ngộ” ra, lúc này, mình không cần trăn trở làm thế nào nữa mà chấp nhận thế nào. Lần đầu tiên trong đời, tôi học buông bỏ, chấp nhận đóng bớt các cửa hàng không hiệu quả. Tôi đã hiểu, có những điều kiện mà mình sẽ không thể tác động gì, như dịch bệnh hiện nay, thì cách tốt nhất là chấp nhận. Càng biết chấp nhận sớm, càng tỉnh táo để giảm bớt thiệt hại.
Không chỉ F&B, rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng hầu hết các ngành kinh tế khác. Với tình hình như hiện nay, theo anh liệu COVID – 19 có lập nên những “công thức” kinh doanh thành công nào mới?
Tôi cho rằng có bốn yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh gồm sớm nhất, giỏi nhất, khác biệt nhất và không ngừng học hỏi. Để thành công, bất cứ ai cũng cần có mối quan hệ xung quanh mình. Tôi thường nói với các bạn trẻ, hãy chủ động gặp những người giỏi hơn mình để có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ. Tất cả mọi sự việc, mọi con người đều có thể mang đến cho chúng ta những bài học quý. Vấn đề là chúng ta có muốn học hay không mà thôi. Bốn yếu tố này cần thiết cho bất kỳ mô hình kinh doanh này dù dịch bệnh có hiện diện hay không. COVID- 19 không thiết lập công thức kinh doanh mới nhưng nó mang đến rất nhiều cơ hội mới.
Cụ thể, có những cơ hội nào vượt trội trong dịch bệnh lần này, thưa anh?
Dịch bệnh rõ ràng đã cho chúng ta thấy được vai trò và khả năng của công nghệ trong việc thích ứng thiên tai. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp lẫn các dịch vụ công, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Tôi thấy mình thực sự may mắn vì có nền tảng, kiến thức về công nghệ đã tích lũy trước đó để không những tồn tại mà ngược lại, còn tìm được nhiều dự án mới cho chính mình.
Chef Station – bếp ăn ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (CloudKitchens) là một trong những giải pháp tôi triển khai trong đại dịch. Đây là mô hình được Travis Kalanick, đồng sáng lập Uber xây dựng từ năm 2016, để các chủ nhà hàng có thể thuê không gian chuẩn bị thức ăn và giao hàng qua các nền tảng. Tuy chưa bùng nổ nhưng mô hình này hỗ trợ được các nhà hàng rất nhiều trong điều kiện kinh doanh hạn chế. Tiếc là giãn cách xã hội trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư vừa qua quá lớn, quá dài khiến chuỗi cung ứng đứt gãy toàn bộ nên chưa thành công như ý.
Ngoài Chef Station, tôi cũng đang triển khai ứng dụng công nghệ vào mảng kinh doanh, dịch vụ liên quan đến golf nhưng đây là đại dương xanh, cần thời gian đầu tư dài hơi. Còn hiện tại, vũ trụ metaverse là mảng khiến tôi muốn thử thách bản thân. Sự kết hợp giữa công nghệ vào tất cả các ngành, từ ẩm thực, bán lẻ đến giáo dục đều có thể tạo ra được những đột phá, tôi tin vậy.
Sức mạnh của công nghệ là không thể phủ nhận nhưng việc làm chủ công nghệ, lại là thách thức mà rất nhiều các chuyên gia xã hội đã khuyến cáo?
Với tôi, ý nghĩa đặc biệt nhất của công nghệ là nó xoá được mọi khoảng cách. Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối khó khăn. Đi học, đọc sách cũng phải “ké” bạn bè. Có lẽ, những trang sách phiêu lưu, mạo hiểm đã khiến tôi từ ngày nhỏ, tôi đã luôn có ước mơ mình sẽ là một kỵ sĩ, cưỡi con ngựa của chính mình, chăm sóc cho nó. Ở Việt Nam, bây giờ, dù có điều kiện đi chăng nữa cũng chưa chắc hiện thực hoá được giấc mơ của mình.
Khi ứng dụng công nghệ, mọi chuyện hoàn toàn khác. Giấc mơ của tôi không còn xa vời khi tôi dùng công nghệ để xây dựng một thế giới mang tên DeFiHorse. Ở dự án này có sự kết hợp của hai thị trường đang phát triển nhất hiện nay: trò chơi điện tử và đua ngựa. Trên nền công nghệ Blockchain và NFT, dự án này khá tiềm năng.
Thị trường đầu năm 2021 đã ghi nhận sự xuất hiện của những tựa game dựa trên công nghệ blockchain. Anh không sợ áp lực cạnh tranh sao?
Tôi không lo ngại cạnh tranh mà ngược lại, còn được truyền cảm hứng. Tựa game Derace khi ra đời đã tạo nên một cơn sốt chấn động thị trường. Derace đã được niêm yết trên sàn Binance IGO với con số đạt đỉnh kỉ lục tăng trưởng hơn 10.000%. Với những mức tăng trưởng kỉ lục của đàn anh đi trước, rõ ràng đây là một lĩnh vực rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Điều gì khiến người chơi bị thu hút với trò chơi này?
Khác với game online thông thường, công nghệ mới trong game mô phỏng môi trường đua ngựa dựa trên blockchain, trong đó người dùng có thể có thu nhập bằng cách chiến đấu và đóng góp cho hệ sinh thái.
Mỗi chiến mã trong game đều là những NFT riêng biệt, nên người chơi hoàn toàn có thể chuyển nhượng chúng bất kì lúc nào họ cần dựa trên việc xác nhận “sở hữu” bằng công nghệ Blockchain và NFT. Người chơi có thể tham gia cuộc đua ngựa với những đối thủ khác rồi chọn những cuộc đua miễn phí và mất phí để tạo nên sự gay cấn hấp dẫn.
Trong quá trình triển khai cá nhân anh thích nhất điều gì ở dự án DeFiHorse?
Visual art của DeFiHorse là tạo hình 3D rất đẹp, sống động và khiến cho nhiều người muốn sở hữu. Nếu so với visual art của game DeFiHorse thì hoàn toàn khác biệt với các game ngựa còn lại trên thị trường. Bốn vị thần ngựa trong DeFiHorse là biểu tượng của bốn tập đoàn công nghệ lớn nhất đang muốn tranh giành để thống lĩnh thế giới. The Chaos- là giống ngựa hiếm nhất trong game DeFiHorse, được sinh ra từ vụ nổ big bang, mỗi bước đi tạo ra một thiên hà mới. The Titan – cơ thể cuồn cuộn được tạo ra từ than nóng và lửa, mỗi bước đi là dịch chuyển núi sông. The Poseidon – vị thần biển có sức mạnh không giới hạn của đại dương. The Heroic – vị thần biểu tượng của đất và thiên nhiên. DeFiHorse được đầu tư bài bản về visual và có câu chuyện hay. Toàn bộ tạo hình độc đáo trong thế giới DeFiHorse ứng dụng visual art đều do các bạn trẻ Việt Nam thực hiện. Và đây cũng là một điều rất đáng tự hào!
Ra đời sau, DeFiHorse có những thế mạnh nào để có thể cạnh tranh với các game blockchain khác?
DeFiHorse mang phong cách viễn tưởng ở năm 2099. Trong thế giới đó, mỗi dòng chiến mã đều đặc trưng độc quyền sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất: Công nghệ lượng tử, công nghệ Gen, trí tuệ nhân tạo, công nghệ du hành vũ trụ. Người chơi sẽ bất ngờ với tạo hình độc đáo của những thần mã tương lai này.
Trong DeFiHorse, mọi cuộc đua đều hấp dẫn và chứa đựng nhiều cơ hội để trở thành huyền thoại. Bởi, mọi người đều có thể thoả sức sáng tạo thần mã của riêng mình. Ngoài ra, DeFiHorse còn có một điểm bứt phá giúp người chơi có thể tương tác trực tiếp với game, tăng tính trải nghiệm của nhân vật. Đó là cơ chế “tap to earn”. Trong khi diễn ra cuộc đua, ngoài việc trang bị vật phẩm và nhân giống ngựa, người chơi có thể tương tác thực tế để giúp chiến mã của mình cải thiện tốc độ so với những đối thủ khác. Thực ra, lối chơi game “Play&Earn” không xa lạ đối với cộng đồng game thủ NFT nhưng ở DeFiHorse, cơ chế trong game phong phú nên người chơi có thể lựa chọn các cách để kiếm tiền khác nhau.
Tiềm năng nào khiến anh muốn dấn thân hơn nữa vào lĩnh vực công nghệ?
Trong số 8 tỉ dân trên toàn thế giới, có tới 3,1 tỉ người chơi trò chơi điện tử, chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tăng hơn 1 tỉ người trong vòng 5 năm. Các con số này vẫn đang tiếp tục tăng. Chưa hết, ngành công nghiệp đua ngựa đã dành được sự quan tâm trong nhiều thế kỉ và có trị giá hàng tỉ USD. Với một thế giới mới như DeFiHorse, những người đam mê bộ môn thể thao này sẽ có thể tận hưởng ngay cả ở trên đời thực lẫn trong thế giới viễn tưởng.
Tuy nhiên, ngoài tiềm năng kinh tế lớn, điều khiến tôi muốn dấn thân vào dự án này là khả năng phát huy nguồn nhân lực trong nước. Việt Nam đang là nước đang phát triển nhanh và có nguồn nhân lực công nghệ thông tin lại cực kỳ sáng tạo, có khả năng gia công cho rất rất nhiều các thương hiệu lớn. Chỉ cần có tầm nhìn, và khả năng tận dụng tốt nguồn nhân lực bản địa, chúng ta hoàn toàn có khả năng triển khai những dự án công nghệ toàn cầu, xóa toàn bộ khoảng cách của chúng ta với thế giới.
Khi chọn con đường mới, anh có lo ngại khi game metaverse vẫn còn là vấn đề chưa được thống nhất về mặt quan điểm ở Việt Nam?
Đã có quốc gia nghiên cứu thừa nhận tiền mã hoá. Đã có những mảng đất trên vũ trụ metaverse được bán với giá 2 triệu USD. Tiềm năng của kinh tế metaverse hoàn toàn có thực.
Riêng với những tranh cãi về mặt xã hội, tôi không phủ nhận. Chúng ta đang sống trong một thế giới phủ đầy công nghệ và đó là xu hướng vận động của tương lai. Thế giới sẽ vận động theo cách mà chúng ta không thể chối bỏ. Tương lai của công nghệ là một bức tranh rất mới mẻ, thay vì hoài nghi để dẫn đến việc đánh mất cơ hội thích ứng và phát triển trong tương lai, chúng ta cần trang bị cho mình kỹ năng làm chủ công nghệ, để công nghệ thực sự phục vụ cho đời sống.
Dự án mới có làm cho “chiến binh khởi nghiệp F&B” xa rời lãnh thổ quen thuộc của mình?
Với ẩm thực, tôi sẽ quay lại trong một vai trò khác. Tôi đã chuyển giao cho đội ngũ kế cận những gì mình xây dựng suốt thời gian qua để có thể hoàn toàn tập trung vào dự án mới. Có rất nhiều cơ hội đầu tư và có rất nhiều người trẻ, giỏi đồng hành cùng nên tôi phải tập trung toàn bộ công lực của mình vào dự án này. DeFiHorse sẽ không gói gọn quy mô ở Việt Nam. Dự án quy tụ rất nhiều anh tài này được xác định dài hơi từ đầu, và sẽ bùng nổ ở thị trường toàn cầu.
Khởi nghiệp ở ngưỡng 40 tuổi, anh có thấy mình nhiều lợi thế hơn?
Tuổi trẻ có khát khao và có lợi thế lớn là không biết sợ, cứ đi như một mũi tên chỉ biết lao mình về đích. Khi đã có nhiều trải nghiệm, nhiều va vấp, người ta sẽ thận trọng nhiều hơn nhưng cũng khôn khéo xử lý các vấn đề hơn để giảm thiểu những sai lầm. Tôi thường ít tính toán mình đang có gì để sợ mất. Nỗi sợ lớn nhất của tôi là những thứ cũ. Tôi cố gắng làm mới bản thân, làm mới cuộc sống để chính mình luôn tiến về phía trước.
#BrandConnect
2 năm trước
11 tháng trước
Startup nuôi cá eFishery thành kỳ lân khuấy động thị trường3 năm trước
Sự lên ngôi của ứng dụng ghi chép Notion