Mặc dù John Foley rời khỏi vị trí CEO nhưng vẫn còn quyền quyết định bán công ty Peloton vào thời điểm này hay không.
Peloton có hàng loạt thay đổi gần đây, bao gồm giám đốc điều hành mới, thành viên hội đồng quản trị mới và sa thải 2.800 nhân viên nhưng lại giữ nguyên một điều quan trọng: John Foley vẫn nắm quyền biểu quyết.
Người đồng sáng lập, hiện giờ đã rời vị trí CEO để trở thành chủ tịch điều hành, vẫn sở hữu lượng cổ phiếu giống như trong ngày 7.2. Cùng với các thành viên khác trong ban quản lý và hội đồng quản trị, bao gồm cả hai người đồng sáng lập khác, họ nắm giữ khoảng 80% quyền biểu quyết. Điều đó có nghĩa là Foley vẫn là trở ngại lớn nhất cản trở thương vụ bán công ty đầy tiềm năng và có thể từ chối tìm hiểu thỏa thuận với những công ty đang được đồn có ý định mua công ty như Nike, Amazon và Apple.
Trong hội nghị báo cáo tài chính trực tuyến của công ty trong sáng ngày 8.2, Foley thể hiện hi vọng những thay đổi trên sẽ giúp làm giảm nỗi lo ngại của nhà đầu tư. Công việc CEO, Foley vốn đã từng làm từ khi ông thành lập công ty 10 năm trước, đã được Barry McCarthy, cựu giám đốc tài chính của Spotify và Netflix, đảm nhận.
“Thông báo sáng nay về việc chúng tôi đang chiêu mộ một CEO thông minh, tài năng, giàu kinh nghiệm để củng cố đội ngũ lãnh đạo là một trong nhiều việc chúng tôi đang làm không phải vì John Foley hay cổ phiếu có quyền biểu quyết cao,” Foley nói . “Đây gần như vì những gì tốt nhất cho tất cả các cổ đông, mà tôi là một trong số đó.”
Ông lưu ý sẽ không có bất cứ sự thay đổi nào về cơ cấu biểu quyết, một động thái đảm bảo ông và những thành viên ban quản trị khác trong công ty tiếp tục quyền quyết định — và có thể tiếp tục điều hành công ty hoạt động độc lập.
Adam Crisafulli, người sáng lập Vital Knowledge, một công ty phân tích và tin tức tài chính, cho biết: “Những thay đổi trong ban quản lý và hội đồng quản trị, đồng thời cắt giảm chi phí, chắc chắn cho thấy họ có kế hoạch hoạt động độc lập lâu hơn.
“Theo quan điểm của chúng tôi, thông báo hôm nay cho thấy khả năng bán cho công ty khác điều hành khó có thể xảy ra”, Jonathan Komp, nhà phân tích tại Baird, cho biết trong thư gửi khách hàng.
Peloton đã chịu áp lực rao bán trong những tuần gần đây từ quỹ đầu tư Blackwells Capital, dường như xem sự thay đổi điều hành chỉ là thủ thuật để giảm mối lo ngại của nhà đầu tư. Jason Aintabi, giám đốc đầu tư của Blackwells cho biết: “CEO của Peloton, John Foley, tự xưng là chủ tịch điều hành và thuê một CEO mới không giải quyết bất kỳ mối lo ngại nào của các nhà đầu tư vào Peloton.” Quỹ đầu tư đang tiếp tục hối thúc bán công ty ngay lập tức và đã liệt kê hơn một chục công ty tiềm năng muốn mua trong báo cáo dài 65 trang được công bố trong ngày 8.2.
Tuy nhiên, Foley tin Peloton vẫn còn nhiều cơ hội ở phía trước và cho biết ông rất thích thú được “hợp tác chặt chẽ” với CEO mới. “Tôi vẫn có niềm tin lớn vào thương hiệu này và gắn kết như ngày đầu tiên,” Foley ghi trong bức thư ngắn gửi đến khách hàng trong ngày 8.2. Peloton hiện có khoảng 2,8 triệu người đăng ký, một phần nhỏ trong 100 triệu hộ gia đình ở Mỹ và nước ngoài được tin có thể tăng nhờ số lượng khách hàng trong những năm tới.
Nếu Foley bán công ty ngay bây giờ, ông có thể phải chấp nhận một mức giá giảm đáng kể. Công ty hiện có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 10 tỉ USD, giảm từ mức cao 50 tỉ USD. Tài sản cá nhân của ông, chủ yếu gắn liền với cổ phiếu của công ty, đã giảm mạnh từ 1,5 tỉ USD xuống còn 500 triệu USD trong những thời kỳ đầu của đại dịch.
Vẫn câu hỏi Peloton mong muốn như thế nào đối với những công ty đang có ý định mua. Crisafulli nói: “Tôi không hiểu tại sao mọi người lại cần mua công ty này. Công ty đang có một hoạt động kinh doanh có tiếng thu được lợi nhuận thấp và đầy khó khăn cần chu kỳ tăng trưởng dài.”
Phần lớn doanh thu công ty kiếm được từ bán xe đạp và máy chạy bộ, sản phẩm tập thể dục đòi hỏi đầu tư đáng kể vào sản xuất và chuỗi cung ứng. Trong ngày 8.2, công ty cho biết đang nỗ lực cải thiện hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh phần cứng, với kế hoạch loại bỏ một nhà máy sản xuất mới ở Ohio. Công ty cũng sẽ bắt đầu thuê ngoài nhiều hơn trong các hoạt động kho hàng và giao hàng, như giao nhiệm vụ cho các bên thứ ba xử lý 60% các chuyến giao hàng, tăng từ 40%.
Những nỗ lực đó nhắm đến giúp tăng lợi nhuận sau khi công ty báo lỗ 439 triệu USD trong doanh thu 1,1 tỉ USD trong quý gần nhất. Peloton đã cố gắng dự báo nhu cầu, nhưng vẫn dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn và báo cáo đã tạm dừng sản xuất, càng làm gia tăng thêm lo ngại của nhà đầu tư rằng xu hướng tập thể dục tại nhà sẽ dần dần kết thúc do cuộc sống người Mỹ trở lại bình thường sau đại dịch.
Gần đây, hình ảnh của thương hiệu cũng bị méo mó. Những chiếc xe đạp đã được giới thiệu không chỉ một mà là hai cảnh về thương vong được hư cấu trong một chương trình truyền hình, ngoài ra công ty đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về cách xử lý thu hồi máy chạy bộ sau cái chết của một đứa trẻ và bị hàng chục vụ bị thương. Peloton đã không cung cấp thêm thông tin nào về trường hợp này.
Các công ty công nghệ hiện đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ về chống độc quyền. Việc đạt được thỏa thuận mua Peloton sẽ có thêm sự tham gia của các cơ quan quản lý điều tra. Ví dụ, Amazon đang chờ thông quan để mua lại MGM trị giá 8,4 tỉ USD. Nvidia vừa hủy bỏ thương vụ mua lại 40 tỉ USD của một nhà sản xuất chip khác sau khi công ty bị các cơ quan quản lý chặn. Thượng viện cũng đang xem xét quy định luật pháp ngăn cản các công ty công nghệ có các hoạt động ưu tiên các sản phẩm của riêng họ trên nền tảng họ điều hành.
Amazon có thể mở rộng thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể chất thông qua thương vụ mua lại Peloton, nhưng Peloton có thể không giúp Amazon đạt được mục tiêu mua lại dữ liệu thông tin chi tiết khách hàng. Công ty đã có 200 triệu người đăng ký gói dịch vụ VIP và rất nhiều thông tin chi tiết về thói quen mua hàng của khách. “Họ có cần thêm dữ liệu không? Tôi không biết họ có cần thêm dữ liệu không, ”Blackledge nói.
Từ trước đến nay, Apple luôn tránh xa các thương vụ mua lại, công ty thích ra mắt các sản phẩm của riêng mình. Nike, một công ty cũng được đồn muốn mua Peloton, không quan tâm nhiều đến phần cứng. Vụ mua lại gần đây nhất của công ty là của công ty NTWRK chuyên sản xuất hàng hóa ảo cho metaverse (vũ trụ ảo).
Duy trì độc lập đã giúp các công ty như Netflix hoạt động tốt. Trước đó, Netflix cũng đã đối mặt với áp lực từ nhà đầu tư Carl Icahn để sáp nhập với một công ty công nghệ lớn hơn vào năm 2012 nhưng công ty từ chối và tiếp tục trở thành công ty có vốn hóa thị trường 175 tỉ USD.
Tuy nhiên, Peloton thường được so sánh với GoPro và Fitbit, những công ty cũng sản xuất các thiết bị thể dục và được thành lập như những công ty đại chúng độc lập sau khi đương đầu những thách thức về tăng trưởng.
Dan Ives, nhà phân tích của Wedbush, cho biết Peloton có thể sẽ hối hận nếu không bán ngay bây giờ. “Để hoạt động như một công ty độc lập, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức giống như Kilimanjaro. Nếu họ quyết định không bán, những người đấu giá có thể mua với giá rẻ hơn từ 30% đến 40%.”
Biên dịch: Gia Nhi
1 năm trước
Amazon đầu tư 4 tỉ USD vào startup AI Anthropic1 năm trước
Amazon có thể đầu tư vào Diamond Sports Group6 tháng trước
ByteDance vẫn tăng cường đầu tư vào TikTok Shop12 tháng trước
Apple tiếp tục lùi thời gian ra mắt xe điện đến năm 2028