Theo CEO Sundar Pichai của Google, điều hành 1 công ty có quy mô lên đến 1,9 nghìn tỷ USD không dành cho người yếu tim.
CEO Pichai mới đây chia sẻ với sinh viên ở Trường Kinh doanh Stanford rằng, phần lớn công việc của ông liên quan đến ra quyết định, cân nhắc rủi ro thấp và rủi ro cao. Nhìn thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được. Đứng trước lựa chọn khó khăn, ông nhớ đến 2 triết lý đã học được khi còn ngồi ghế nhà trường.
Đầu tiên, đưa ra quyết định nào cũng được, còn hơn cứ chần chừ và tốn quá nhiều thời gian để phân tích. Thứ 2, không có lựa chọn nào hoàn hảo. Phần lớn sau đó đều phải điều chỉnh tùy mỗi giai đoạn hoặc mỗi hoàn cảnh. Do đó, lựa chọn sai lầm cũng không phải cái gì quá ghê gớm.
Khi ai đó ở Google đến gặp và nhờ chọn 1 trong 2 giải pháp, ông thường hướng người hỏi làm sao đừng để áp lực đè nặng. Cứ thư thả, buông lỏng, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan. Đôi khi vấn đề không liên quan đến bản chất của chính nó, mà liên quan đến chúng ta cảm thấy quá nhiều áp lực khi đối mặt với nó.
Một số nhà quản trị cũng nhận xét, học đối mặt với áp lực là cách giúp chúng ta hạnh phúc và làm việc hiệu quả. Nếu thời gian quá gấp, dự án quá lớn, cần quyết định trong thời gian ngắn, hãy nghĩ đây là cơ hội để trưởng thành, tích lũy bản lĩnh kinh nghiệm, tự nhiên sẽ thấy nhẹ nhàng hơn.
Nhà nghiên cứu Kandi Wiens từ đại học Pennsylvania chia sẻ: “Khi đối mặt với tác nhân gây căng thẳng, chúng ta thường vẽ ra câu chuyện trong đầu và cách giải quyết, rồi dẫn đến sự tự chỉ trích. Đây là điều vô cùng tai hại, sẽ rút cạn năng lượng. Người thành công ngắt các luồng suy nghĩ tiêu cực, liệt kê việc cần làm để giải quyết. Sau đó bắt tay làm và ra quyết định. Đến một lúc nào đó nhìn lại, chúng ta sẽ thấy mọi quyết định đều bình thường, không cần phải nghiêm trọng nó lên.”
CEO Pichai cũng chia sẻ, anh có học cách giải quyết vấn đề nhanh từ cố vấn Bill Campbell – cựu CEO Intuit và cựu lãnh đạo hội đồng quản trị Apple.
Doanh nhân Bill Campbell từng là cố vấn cho một số nhân vật nổi tiếng khác như Steve Jobs hay cựu CEO Eric Schmidt của Google. Ông có lần nhấn mạnh, người lãnh đạo thực sự phải biết cách phá vỡ thế bế tắc, đặc biệt là bế tắc trong các mối quan hệ.
(Biên dịch: NVP)
9 tháng trước
Alphabet đạt doanh thu quý 2 vượt kỳ vọng3 tháng trước
CEO của Google nói gì về DeepSeek?