Sau ba tuần giãn cách theo chỉ thị 16, cảng Cát Lái bị dồn ứ hàng hóa liên tục chạm ngưỡng công suất 100%.
Sau ba tuần giãn cách theo chỉ thị 16, cảng Cát Lái bị dồn ứ hàng hóa liên tục chạm ngưỡng công suất 100%. Thông tin từ tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, đơn vị chiếm 86% sản lượng container xuất nhập khẩu của khu vực cảng TP.HCM, sản lượng container thông quan qua Tân Cảng Cát Lái trong ba tuần qua lần lượt giảm 0,2%, 18,03% và 5,4%; lượt xe ra vào cũng giảm lần lượt 3,14%, 10,05% và 15,59% khiến việc luân chuyển chậm và hàng bị dồn ứ tại cảng.
Ông Nguyễn Phương Nam, phó tổng giám đốc tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, nhiều nhà máy dừng hoặc giảm công suất hoạt động, không tiếp nhận container nguyên liệu nhập khẩu từ cảng Cát Lái, nên phải lưu hàng lại cảng. Ngoài ra, do tác động của COVID-19, lực lượng lao động giảm chỉ còn khoảng 50% (250 người/ngày) làm giảm năng suất bốc dỡ, giải phóng tàu.
“Cảng phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, chờ giải phóng bớt hàng trên bãi,” theo ông Nam. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến gián đoạn hoạt động của cảng như đã xảy ra tại các cảng ở Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trong các đợt dịch COVID-19.
Ngày 4.8.2021, bộ trưởng bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi công văn hỏa tốc lên Chính phủ kiến nghị một số giải pháp làm thông thoáng cảng Cát Lái. Công văn nêu, việc tắc nghẽn lưu thông hàng hóa tại Cát Lái: “Sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam”.
Một số doanh nghiệp vận tải tại cảng Cát Lái phản ánh tình trạng ùn tắc làm cho họ giao nhận hàng không đúng thời hạn hợp đồng, năng lực vận chuyển hàng hóa giảm chỉ còn một nửa.Trong một diễn biến khác có liên quan, giá cước vận tải biển đã tăng liên tục gấp 10 lần, từ 2.000 USD lên 20.000 USD/container, là một áp lực khác lên chi phí xuất nhập hàng của các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu.
3 năm trước
Chính thức ra mắt Hiệp hội Logistics TP.HCM2 năm trước
BEST Inc: Chuyển phát nhanh kiểu mới