Butter Payments của Vijay Menon hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục vấn đề người dùng “vô tình” hủy đăng ký dịch vụ do lỗi thanh toán.
Trong một thập niên qua, mỗi năm Microsoft, Dropbox và Scrid đều thiệt hại hàng triệu đô la Mỹ từ việc người dùng “vô tình” ngưng sử dụng dịch vụ. Đó là tiền đề để Vijay Menon thành lập Butter Payments vào năm 2020.
Sau ba năm, Butter Payments nay có vị thế vững chắc trong bối cảnh nhiều công ty chứng kiến nguồn thu giảm xuống. Hôm 11.1, Butter Payments thông báo đã huy động thành công 21,5 triệu USD từ Norwest Venture Partners trong vòng gọi vốn Series A với sự tham gia của Atomic, định giá công ty ở mức 100 triệu USD. Theo một nguồn tin thân cận không muốn tiết lộ danh tính, giám đốc của Norwest Ed Yip sẽ gia nhập ban lãnh đạo của Butter Payments như một phần trong thỏa thuận đầu tư.
Trong giai đoạn đầu hoạt động, Butter Payments có khách hàng gồm ba công ty cũ của Menon, cũng như các công ty cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng và doanh nghiệp gồm nền tảng học trực tuyến Skillshare và Raydiant – hỗ trợ những chủ cửa hàng bán lẻ truyền thống quản lý việc tương tác với khách hàng.
Nhóm khách hàng này giúp Butter Payments đạt doanh thu xấp xỉ 6 triệu USD trong năm 2022. Với Vijay Menon, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) lọt vào danh sách Forbes Under 30 Bắc Mỹ năm 2023 hạng mục “Doanh nhân Công nghệ”, đây là ý tưởng kinh doanh chắc chắn thành công ngay từ khi bắt đầu.
“Tôi có thể áp dụng ý tưởng kinh doanh này cho công ty thứ tư và biết chắc rằng điều đó sẽ thành công. Bất kỳ công ty nào kinh doanh theo hình thức đăng ký đều gặp vấn đề như vậy,” Menon cho biết.
Khác với Vijay Menon, chỉ số ít biết về điều này. Trong một buổi gặp mặt với Atomic sau khi biết được ý định thành lập công ty giúp giảm tỷ lệ khách hàng rời đi, Menon nhận ra các đối tác của Atomic không hề biết đến hiện tượng người dùng “vô tình” ngưng sử dụng dịch vụ. Atomic, đồng sáng lập Butter Payments, đã nhanh chóng thuyến phục Menon trở thành cái tên dẫn dắt lĩnh vực kinh doanh này.
“Mô hình kinh doanh của chúng tôi thành công vì phần lớn chưa thể lý giải việc thanh toán không thành công.”
Vijay Menon, nhà sáng lập và giám đốc điều hành (CEO) của Butter Payments.
Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, đội ngũ nhân sự tại Butter Payments sẽ tìm hiểu về tài chính nhằm xây dựng mô hình máy học riêng biệt, qua đó xác định toàn bộ nguyên do hệ thống thanh toán hiện tại lại vô tình hủy đăng ký dịch vụ của người dùng. Từ kinh nghiệm của bản thân, Menon cho biết người dùng có mức độ tương tác cao cũng có thể hủy đăng ký dịch vụ ngoài ý muốn như khách hàng thông thường. Menon đưa ra khoảng 75% nhóm khách hàng này không đăng ký trở lại vì họ chuyển sang dịch vụ khác đáng tin cậy cao hơn, còn lại đơn giản là không thể đăng ký do gặp những vấn đề về kỹ thuật.
Việc người dùng ngưng sử dụng dịch vụ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, thường mỗi công ty có lý do khác nhau tùy thuộc vào nhóm khách hàng. Ví dụ như tại Indonesia, phần lớn người dân nước này chưa mở tài khoản tài khoản ngân hàng và Menon cho biết Butter từng ghi nhận trường hợp công ty không thể tiến hành thanh toán ở đây do chưa thiết lập hạ tầng thanh toán hoàn chỉnh.
Những vấn đề khác nằm ở khác biệt về múi giờ hoặc bất động trong việc thu thập dữ liệu như mã bưu chính, khiến người dùng vô tình hủy đăng ký dịch vụ. “Mô hình kinh doanh của chúng tôi thành công vì phần lớn chưa thể lý giải việc thanh toán không thành công. Bạn cần phải đưa ra phương pháp máy học để lý giải mọi nguyên nhân này,” Menon cho biết.
Tuy hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện nguồn thu từ dịch vụ đăng ký, doanh thu của Butter Payments lại đến từ mô hình chia sẻ doanh thu. Trong đó, Butter thu khoản phí từ việc hỗ trợ khách hàng bù lại số tiền đã mất, thường từ 10% và tăng dần nếu công ty có thể cải thiện tỷ lệ thu hồi.
Qua thời gian, điều này đã giúp Butter Payments cải thiện bảng cân đối kế toán. Trong khi công ty cho biết có thể giúp doanh nghiệp có doanh thu 500 triệu USD thu lại từ 2,5-5 triệu USD vào thời điểm diễn ra vòng gọi vốn hạt giống trong tháng 12.2021, nay có thể là gần 25 triệu USD lợi nhuận. “Chúng tôi đã đầu tư ngay vào Butter khi biết được ý tưởng của công ty. Tỷ lệ khách hàng là thống kê chúng tôi nhìn vào đầu tiên mỗi khi tìm đến bất kỳ công ty nào,” Yip cho biết.
“Khi bắt đầu, những người đồng nghiệp của tôi cho rằng con số này không thể đạt được và cố gắng có mức định giá 40 hoặc 50 triệu USD.”
Vijey Menon, nhà sáng lập và giám đốc điều hành (CEO) của Butter Payments.
Nay, Menon hướng đến những mục tiêu cao hơn hỗ trợ doanh nghiệp “hồi sinh” doanh thu. Với nguồn vốn đầu tư mới, Menon có kế hoạch tăng gấp đối số lượng nhân sự lên 50 người để phát triển sản phẩm ủy quyền trước, nhằm đảm bảo giao dịch ban đầu chắc chắn sẽ thành công từ bước đầu tiên và giúp các doanh nghiệp tạo luồng thanh toán với những công ty fintech khác như Stripe và Adyen. Tham vọng trên, cùng với thành công bước đầu mà Butter đạt được khi nhiều công ty fintech khác thất bại, cho phép Vijay Menon nâng giá trị lên cao hơn mức các nhà đầu tư và đồng nghiệp cho là thực tế.
“Khi bắt đầu, những người đồng nghiệp của tôi cho rằng con số này không thể đạt được và cố gắng có mức định giá 40 hoặc 50 triệu USD. Tôi cho rằng chúng tôi đã đạt mức định giá tuyệt vời,” anh chia sẻ.
2 năm trước
Làm gì để thúc đẩy fintech Việt Nam phát triển?1 năm trước
Điều tra của Forbes: “Ngày phán xét” của Fintech2 năm trước
Funding Societies mua lại CardUp