Bộ trưởng bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen bày tỏ lo ngại rằng giá gas của Mỹ có thể tăng trở lại vào cuối năm 2022 khi EU có kế hoạch dừng nhập khẩu phần lớn dầu từ Nga.
Vào ngày 11.9, Janet Yellen, bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ, lo ngại giá gas tại Mỹ có thể tăng trở lại vào mùa đông sau nhiều tháng ghi nhận mức giảm, khi Liên minh Châu Âu (EU) có kế hoạch dừng nhập khẩu phần lớn dầu từ Nga vào tháng 12 tới do cuộc chiến quân sự tại Ukraine.
Theo đó, EU sẽ cắt giảm số lượng tàu vận chuyển dầu Nga tới Châu Âu và cấm các công ty bảo lãnh tuyến hàng hải vận chuyển dầu tới những khu vực khác như châu Á, nơi quốc gia này đang tăng cường xuất khẩu. Tuy vậy, kế hoạch này có thể đẩy giá dầu lên mức đỉnh, bà Yellen cho biết trong chương trình State of the Union của đài CNN hôm 11.9.
Bà Yellen nhận định nguy cơ giá dầu tăng cao là rủi ro mà Bộ Tài chính Hoa Kỳ đang tìm cách khắc phục, cho biết thêm việc áp giá trần khí đốt Nga sẽ giúp Mỹ kìm hãm giá gas, đã giảm xuống sau khi tăng phi mã vào đầu năm 2022.
Theo bà Yellen, việc áp giá trần nhằm phản đối “cuộc chiến quân sự phi lý” tại Ukraine sẽ khiến doanh thu của Nga tụt giảm, nhưng vẫn cho phép nước này xuất khẩu dầu mỏ ra thị trường dầu thế giới và kiểm soát giá cả.
Từ đầu năm 2022, Mỹ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu xăng dầu từ Nga và ngăn các công ty đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của nước này. Tuy vậy, so với phần lớn các quốc gia Châu Âu, xăng dầu Nga chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ.
Vào ngày 10.9, giá gas trung bình trên toàn nước Mỹ giảm về dưới ngưỡng 3,75 USD/gallon, thấp nhất kể từ ngày 2.3, chỉ một tuần sau khi sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào đầu năm 2022. Sau khi tăng phi mã vào thời điểm cuộc chiến bùng phát, giá xăng dầu bắt đầu hạ nhiệt khi xuất hiện mối đe dọa đến nguồn cung dầu thô toàn cầu, khiến tỷ lệ lạm phát tại Mỹ chạm mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Vào tháng 3.2022, gas trung bình cho mỗi gallon chạm ngưỡng 4,33 USD, cao nhất lịch sử nước Mỹ. Nga, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, bán ít dầu hơn nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu.
Vào tuần trước, Nga đã đe dọa khóa đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tới Châu Âu nếu Liên Minh Châu Âu (EU) áp giá trần lên khí đốt nước này. Đầu tháng 9.2022, bộ trưởng tài chính của các nước thuộc nhóm G7, liên minh 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới bao gồm cả Mỹ, đã thống nhất áp giá trần lên các mặt hàng dầu thô và dầu mỏ Nga, đồng thời thuyết phục các quốc gia khác đồng ý. Chia sẻ với CNBC, một quan chức Nhà Trắng cho biết việc áp giá trần sẽ có hiệu lực trước năm 2023.
1 tháng trước
Nissan tiếp tục giảm lượng xe sản xuất tại Mỹ1 tháng trước
Thuế của ông Trump có lợi cho ngành bán dẫn Hoa Kỳ?