Các nhà khoa học Anh tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá mức độ hiệu quả từ thuốc kháng bệnh đậu mùa khỉ Tecovirimat.
Một nhóm nhà khoa học Anh đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá thuốc kháng virus đậu mùa khỉ, nghiên cứu đầu tiên về thuốc điều trị căn bệnh này khi các chuyên gia y khoa đang huy động nguồn lực trong việc kìm hãm đợt bùng phát toàn cầu và thu thập thông tin về những loại thuốc và vaccine có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Quá trình thử nghiệm lâm sàng có tên gọi Platinum sẽ kiểm nghiệm mức độ thuốc kháng virus Tecovirimat của SIGA Technologies có an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Ban đầu, Tecovirimat (Tpoxx) là thuốc điều trị bệnh đậu mùa, “họ hàng” của đậu mùa khỉ.
Tecovirimat đã được sử dụng cho một số bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ, dựa vào thử nghiệm trên động vật và tình nguyện viên khỏe mạnh, song vẫn chưa cho thấy hiệu quả trong điều trị.
Platinum sẽ đánh giá xem thuốc Tecovirimat có giúp bệnh nhân khỏi bệnh đậu mùa khỉ nhanh hơn không, bao gồm tốc độ phục hồi tổn thương và khoảng thời gian để đưa ra kết quả xét nghiệm âm tính, cũng như khả năng ngăn nguy cơ nhập viện.
Việc nghiên cứu được chính phủ Anh tài trợ và do đội ngũ đứng đầu một trong những đợt thử nghiệm điều trị COVID-19 quan trọng phụ trách, với mục tiêu lựa chọn ít nhất 500 người mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn quốc tham gia điều trị giả dược hoặc thuốc Tecovirimat, liệu trình 2 lần/ngày trong hai tuần tại nhà.
Đồng trưởng nhóm nghiên cứu Peter Horby, giáo sư về bệnh truyền nhiễm mới nổi (EID) và sức khỏe toàn cầu tại đại học Oxford, cho biết dữ liệu ban đầu của thuốc Tecovirimat “rất hứa hẹn”, nhưng chỉ những đợt thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) như Platinum mới có thể cung cấp bằng chứng cần thiết để mang lại sự tự tin trong việc điều trị bệnh nhân.
Tuy đã xuất hiện và lưu hành tại một số quốc gia châu Phi trong nhiều thập kỷ qua, song các phương pháp điều trị và vaccine dành cho bệnh đậu mùa khỉ lại hạn chế. Đậu mùa khỉ là “họ hàng gần” của virus gây ra bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt, với các chuyên gia y khoa nhận định phương pháp điều trị và vaccine đậu mùa có hiệu quả với đậu mùa khỉ.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên động vật và tình nguyện viên khỏe mạnh cho vaccine, được những nhà khoa học kiểm tra phản ứng miễn dịch thay vì khả năng ngăn ngừa bệnh, cho thấy điều này có thể chính xác nhưng không có dữ liệu về mức độ hiệu quả ở thực tế. Chưa có phương pháp điều trị nào cho thấy khả năng ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ và chỉ có một vaccine đặc trị được phê duyệt trên thế giới, cũng như thiếu đi bằng chứng củng cố cho mức độ hiệu quả.
Vaccine đậu mùa khỉ duy nhất được công ty công nghệ sinh học của Đan Mạch Bavarian Nordic phát triển, có tên thương mại Jynneos tại Mỹ, Imvanex ở Châu Âu và Imavanune (Canada), đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung. Giới chức y tế Mỹ đang thử nghiệm chiến lược kéo giãn nguồn cung, tin tưởng việc này có thể tăng gấp 5 lần số liều tiêm mà không ảnh hưởng đến tính hiệu quả.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thế giới ghi nhận 42.954 ca mắc đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát từ đầu năm 2022. Có 12 ca tử vong, với 5 địa điểm trước đó chưa ghi nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ. Phần lớn số ca mắc đậu mùa khỉ được xác định tại Mỹ, nơi ghi nhận hơn 15.400 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy vậy, Mỹ chưa ghi nhận trường hợp tử vong do đậu mùa khỉ.
Dữ liệu đưa ra phần lớn việc lây nhiễm virus đậu mùa khỉ từ nam giới quan hệ tình dục đồng tính, khác với những nhận định trước đó rằng chỉ qua tiếp xúc trực tiếp da kề da tác động đến đợt bùng phát.
Xem thêm: WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu từ bệnh đậu mùa khỉ