Nếu có dịp ghé qua một trong những cửa hàng bách hóa mới của Amazon, bạn sẽ thấy những phòng thử đồ được “khoác áo” công nghệ
Amazon đang cân nhắc cho phép khách hàng quét mã QR lên mặt hàng mà họ muốn thử và sẽ có nhân viên mang những mặt hàng đó vào tận phòng thử, theo báo cáo mới từ Wall Street Journal. Khách hàng cũng có thể sử dụng màn hình cảm ứng để bổ sung hoặc đề xuất món đồ theo gợi ý dựa trên lịch sử mua hàng của họ, người phát ngôn Amazon cho biết đây là một phần chính sách của công ty và từ chối bình luận thêm.
Amazon không phải là đơn vị bán lẻ đầu tiên thay đổi phòng thử đồ. Ralph Lauren đã bắt đầu thử nghiệm từ năm 2015 bằng cách ứng dụng công nghệ RFID để quan sát món đồ khách hàng mang bên mình khi vào phòng thử đồ. Khách hàng có thể chạm vào chiếc gương thông minh để yêu cầu kích cỡ hoặc màu sắc, hối thúc nhân viên bán hàng mang món đồ tới. Họ có thể điều chỉnh ánh sáng hiển thị thời điểm mua sắm, như “East Hampton lúc hoàng hôn” hoặc “buổi chiều tại Polo Bar”. Ralph Lauren cũng ghi nhận thời gian một người dành ra trong phòng thử đồ và món đồ mà họ chỉ mặc thử.
Năm 2019, American Eagle cũng bắt đầu lắp đặt iPad bên trong một vài phòng thử đồ của thương hiệu này, cho phép khách hàng xem kích cỡ lớn hơn, tìm gợi ý về phong cách, yêu cầu món đồ và liên hệ hỗ trợ. Nhân viên bán hàng nhận được thông báo trên thiết bị khi có yêu cầu từ khách hàng. Công ty đã bước đầu thử nghiệm công nghệ này tại các cửa hàng ở New York, Boston, San Francisco, Las Vegas và Pittsburgh.
Fabletics sử dụng màn hình điện tử trong phòng thử đồ để gửi tin nhắn tới khách hàng, như chúc mừng sinh nhật hoặc tặng khuyến mãi đặc biệt. Màn hình cũng sẽ gợi ý về nhiều phong cách cho bộ trang phục mà họ đang thử. JCPenney cũng thử nghiệm công nghệ tương tự, cho phép khách hàng chạm vào màn hình để đưa ra thông tin những món đồ mà họ đang thử và tìm đề xuất cho sản phẩm.
Uniqlo, Neiman Marcus và Topshop cũng đã thử nghiệm gương thông minh AR cho phép khách hàng thử trang phục ảo.
Thời điểm đại dịch diễn ra đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những phòng thử đồ ảo, với Macy’s, Ulta, Nike cùng với các thương hiệu bán lẻ thử nghiệm công nghệ cho phép khách hàng thử trang phục, trang điểm và những món phụ kiện khác ngay tại nhà. Công nghệ vận hành bằng cách ghi nhận hình ảnh của họ và hiện sản phẩm lên, bất kể đó là thỏi son hoặc áo len dài tay.
Các đơn vị bán lẻ hi vọng việc này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái để đặt món đồ mà họ chưa thể thử trực tiếp. Thêm vào đó còn giảm giá trên tỷ suất hoàn vốn có thể lên tới 30%.
Walmart đang tìm kiếm nền tảng công nghệ để bán được nhiều trang phục trên trực tuyến hơn. Hôm 20.9, hãng tuyên bố mua lại Zeekit, công ty phát triển phòng thử đồ ảo. Startup từ Israel cho biết dữ liệu ban đầu của công ty cho thấy công nghệ này có thể giảm 36% số lượng hàng đổi trả.
“Áp dụng thực tế ảo là một bước “thay đổi cuộc chơi” và giải quyết một trong những điều khó khăn nhất để đưa lên nền tảng trực tuyến: hiểu được mức độ phù hợp và cách mà món đồ hiện lên người bạn”, Denise Incandela, EVP của bộ phận Trang phục và Nhãn hiệu cho Walmart Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.
Biên dịch: Minh Tuấn