Hãng Merck cho biết sẽ tăng gấp đôi lượng thuốc monulpiravir điều trị COVID-19, từ 10 triệu liều năm 2021 lên ít nhất 20 triệu liều năm 2022 để đáp ứng nhu cầu đang tăng.
Ngày 12.10 (giờ Mỹ), Merck công bố mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng thuốc trị COVID-19 molnupiravir vào năm 2022, trong bối cảnh nguồn cung đang hạn hẹp, theo Financial Times.
Công ty cũng đã đạt thỏa thuận với tám đơn vị sản xuất thuốc gốc để đưa ra phiên bản thuốc trị virus với giá thành rẻ hơn nhằm tăng khả năng tiếp cận của những quốc gia kém phát triển.
Merck cùng đối tác Ridgeback Biotherapeutics đã đệ đơn tới Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc cho việc điều trị. Sau thử nghiệm lâm sàng, công ty ghi nhận loại thuốc đã giảm 50% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong cho các bệnh nhân Covid-19 nặng.
Nếu được cấp phép, molnupiravir sẽ trở thành thuốc kháng virus điều trị Covid-19 đầu tiên được đưa ra thị trường và một trong những lựa chọn duy nhất dành cho việc điều trị bệnh nhân ngoài bệnh viện.
Dù loại thuốc này vẫn chưa được cấp phép sử dụng, các quốc gia phát triển gồm Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Singapore đã sớm tiếp cận để đảm bảo nguồn cung. Việc này dấy lên lo ngại về tình trạng bất bình đẳng tương tự khi cả thế giới thúc đẩy tiêm vaccine.
Merck vẫn chưa đưa ra phản hồi nào với Forbes về sự việc.
Trong khi vaccine và những giải pháp phòng ngừa khác như khẩu trang và giãn cách xã hội giúp ngăn lây nhiễm Covid-19 còn các loại thuốc như steroid giúp chữa trị cho những bệnh nhân mắc triệu chứng nặng, hầu như chưa có phương pháp điều trị dành cho những người bị lây nhiễm nhưng lại không có triệu chứng quá nặng.
Vẫn có sự tồn tại của giải pháp như kháng thể đơn dòng, nhưng nguồn cung cho giải pháp này hạn chế đến mức phần lớn các tiểu bang tại Mỹ không được sử dụng và thường được chỉ định tiêm tĩnh mạch trong bệnh viện.
Thuốc kháng virus như monulpiravir và những loại thuốc khác đang trong quá trình phát triển có thể giúp rút ngắn khoảng cách trên và trở thành yếu tố thay đổi cục diện, giúp nhiều người không phải nhập viện và ngăn bệnh trở nặng.
Một vài loại thuốc uống kháng virus để phòng ngừa Covid-19 khác đang trong giai đoạn phát triển cuối. Pfizer, cũng như ông lớn ngành dược Thụy Sĩ Roche hợp tác với Atea Pharmaceuticals đang thử nghiệm thuốc giúp điều trị hoặc phòng ngừa Covid-19. Những công ty này đều kỳ vọng sẽ ra kết quả lâm sàng vào cuối năm nay. Nếu có triển vọng, họ sẽ có cơ sở để đệ đơn xin sử dụng khẩn cấp.
Ngày 11.10, AstraZeneca thông báo về kết quả đầy hứa hẹn từ liệu pháp kháng thể dạng tiêm. Hãng dược này cho biết thuốc có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng nặng hoặc tử vong cho những người nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và có thể được phân phối bên ngoài bệnh viện.
Mỹ đã đồng ý mua số thuốc tương đương 1,7 triệu đợt liệu trình molnupiravir trong năm ngày nếu được FDA cấp phép. Tuy vậy Scott Gottlieb, cựu Ủy viên FDA và thành viên ban quản trị Pfizer cho biết như vậy vẫn “chưa đủ”. Ông cho rằng Mỹ cần 50 đến 80 triệu đợt thuốc cần lưu trữ để chuẩn bị cho đại dịch.
Biên dịch: Minh Tuấn
1 năm trước
11 tháng trước
Thấy gì qua làn sóng M&A trong lĩnh vực y tế Việt Nam1 năm trước
11 tháng trước