Khảo sát của IBM cho thấy 42% CEO tại Việt Nam cho rằng AI sẽ giúp họ đạt được kết quả kinh doanh cần thiết trong ba năm tới. Điều này sẽ tác động lớn đến việc hiện thực hóa AI trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, việc ứng dụng AI trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trở thành điểm sáng trên thế giới. Tại Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và trí tuệ tính toán 2020, Việt Nam xếp thứ 21 trên thế giới về lĩnh vực AI.
Xu hướng ứng dụng công nghệ mới này còn được hậu thuẫn khi chính phủ Việt Nam ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến 2030, từng bước đưa Việt Nam thành trung tâm đổi mới sáng tạo AI. Trong đó có mục tiêu cụ thể: xây dựng 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực, phát triển 3 trung tâm dữ liệu lớn và máy tính hiệu suất cao quốc gia.
Theo đó, IBM dự báo năm 2022 các công ty Việt Nam tìm cách thúc đẩy các lợi thế kỹ thuật số dẫn đến các xu hướng chính về ứng dụng AI:
1. Ứng dụng AI cá nhân chăm sóc khách hàng.
Trợ lý ảo đã trở thành công cụ quan trọng đối với các tổ chức và chính phủ trong giai đoạn dịch bệnh, khi AI được tích hợp tự động hóa, cho phép trợ lý ảo hoàn thành quy trình công việc. Năm 2022, người tiêu dùng sẽ nhận thấy các tương tác được cá nhân hóa và thực hiện đầy đủ hơn với các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ khác khi AI tác động lớn hơn đến hành trình chăm sóc khách hàng. Lý do cho sự bùng nổ là nhờ việc truy cập vào các dữ liệu đã thuận lợi hơn khi các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ dần chuyển sang các kiến trúc kết cấu dữ liệu, giúp việc khai thác dữ liệu trở nên tích cực và hữu ích hơn.
2. AI trở nên đáng tin cậy hơn
Khách hàng, nhà quản lý và các cổ đông ngày càng gây áp lực lớn với doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi ích bền vững. Biến đổi khí hậu cũng ngày càng gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh doanh. Những áp lực này sẽ càng gia tăng trong năm 2022, AI sẽ càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn bền vững thông qua đo lường, thu thập dữ liệu và tính toán carbon tốt hơn, cải thiện khả năng dự đoán và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng cao hơn.
Các công ty cũng chú ý đến việc giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách đầu tư vào tự động hóa do AI điều khiển giúp các hệ thống cơ bản vận hành thương mại nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ dữ liệu do máy tạo ra từ các cảm biến, thẻ RFID, đồng hồ đo, thiết bị truyền động, GPS… hàng tồn kho sẽ được đếm tự động, phát hiện nội dung trong thùng chứa và các pallet sẽ báo cáo khi hoạt động không đúng vị trí.
3. Thúc đẩy kết nối 5G
Kết nối 5G tạo tiềm năng to lớn thúc đẩy các ngành công nghiệp từ phát trực tuyến, truyền thông đến chế tạo robot tiên tiến. Tính phức tạp của các mạng viễn thông khiến việc quản lý cơ sở hạ tầng khó khăn trong khi thực tế đòi hỏi tốc độ nhanh hơn, các công cụ và hệ thống quản lý mạng cần đơn giản hơn.
Để thúc đẩy kết nối 5G, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) chuyển sang tự động hóa và điều phối mạng do AI hỗ trợ để cải thiện việc kiểm soát và quản lý, giúp các tổ chức thiết lập các mức dịch vụ cho từng thiết bị phù hợp, với độ trễ tối ưu nhất. AI sẽ trở thành công cụ hữu ích giúp kích hoạt nhanh chóng để tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy của mạng, giúp các CSP thực hiện được bản chất tối ưu của 5G.
4. AIOps ra đời giải quyết các thách thức mới
Các nhà quản lý hạ tầng kỹ thuật số (CIO) năm 2021 phải dịch chuyển đội ngũ sang làm việc từ xa, tình trạng bảo mật mới càng bị thách thức trước sự bùng nổ dữ liệu. Hàng loạt ứng dụng hiện đại mới ra đời đặt doanh nghiệp trước “nồi áp suất” phải quan tâm đến ứng dụng tự động hóa, chủ động hơn với AI để có dự đoán tốt hơn các vấn đề công nghệ.
Điều đó dẫn đến sự hình thành lĩnh vực mới AIOps – nền tảng công nghệ nhiều lớp tự động hóa và nâng cao các hoạt động IT thông qua phân tích dữ liệu và học máy. Năm 2022, AIOps sẽ cho phép các nhóm IT chủ động quản lý các môi trường làm việc phức tạp, “chẩn đoán” nhanh nhay để chỉ ra các vấn đề hay rủi ro tiềm ẩn nhằm xử lý trước khi chúng xảy ra.
5. Bảo mật thành cuộc chiến niềm tin với người dùng
Tiếp tục tập trung vào bảo mật để củng cố sự tin tưởng của người dùng, rằng dữ liệu cá nhân của họ đang được bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng. Khi các công ty và chính phủ đầu tư mạnh hơn cho an ninh mạng, AI sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc giúp xác định và phản ứng với các mối đe dọa nhằm giảm thiểu các rủi ro. Những xu hướng này có tiềm năng to lớn để cải thiện cuộc sống thông qua khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ và thông tin đáng tin cậy hơn.
1 tháng trước
Qualcomm di động cùng “make in Việt Nam”1 năm trước
Quả bom giảm phát vĩ đại từ AI11 tháng trước
Môi trường đầu tư mạo hiểm: AI đang nổi lên1 năm trước
OpenAI cập nhật ChatGPT